Học cách thay đổi mỗi ngày

Cá Mập, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 27/02/2013
Chia sẻ

Bài được viết theo câu chuyện của Dương Nguyễn sống tại Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đã thay đổi, trưởng thành hơn mỗi ngày theo cách mà chính bạn đôi lúc cũng không thể nhận ra.

Biết điều gì là quan trọng

Tớ là CTV của các báo từ khi còn rất nhỏ. Đầu tiên là tờ báo dành cho thiếu nhi phát hành trong tỉnh, sau đó là báo Thiếu Niên Tiền Phong phát hành toàn quốc. Tớ kiếm được tiền từ những bài báo của mình, bố mẹ tự hào lắm và cũng ủng hộ tớ viết bài hết mình. Tớ xác định tương lai sẽ thi vào trường HV Báo chí tuyên truyền, trở thành một nữ phóng viên năng động và có cơ hội đi khắp nơi. Lúc đó, các anh chị ở tòa soạn tớ cộng tác có nói sẽ ưu tiên nếu tớ xin làm việc ở tòa soạn với nhân viên chính thức, nhờ “thâm niên” của tớ mà. Tớ đã nghĩ tại sao mình cần phải học nữa khi cánh cửa mình trông đợi đã mở ra. Tớ muốn trở thành nhà báo, đây chẳng phải điều tớ ao ước hay sao.

Học cách thay đổi mỗi ngày 1

Tớ hoang mang và đâm ra chểnh mảng học hành, chỉ cắm đầu cắm cổ vào viết. Bài vở điểm thấp, bị ba má la và cấm viết, tớ vẫn không tập trung học được. Mãi cho tới khi cô giáo chủ nhiệm của tớ biết chuyện. Cô bảo đam mê là thứ quan trọng, có rất nhiều con đường để dẫn tới nó. Nhưng tớ không thể thành công và có những bước chân chắc chắn nếu tớ không tận dụng cơ hội mình đang có để học tập chăm chỉ và hoàn thành chương trình học như đã định. Viết báo rất quan trọng, nhưng có một thứ quan trọng hơn vào thời gian này, đó chính là học bài và chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.

Học cách… thôi tiết kiệm

Ai cũng biết tiết kiệm tiền là rất tốt và hoang phí là không nên. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Tớ đã làm việc chăm chỉ và cố gắng hạn chế tối đa những nhu cầu mua sắm để nuôi dưỡng giấc mơ đi du lịch. Thậm chí, tớ đã từ chối lời rủ rê đi Sapa hay Hạ Long chơi cùng hội bạn để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, khi khoản tiền trong thẻ đã đủ để tớ sang Thái Lan chơi (như đúng dự định bao lâu nay) thì tớ lại băn khoăn mình có nên làm vậy hay không, có cần thiết phải bỏ một khoản tiền mình đã tiết kiệm trong thời gian dài như thế cho một chuyến bay dài chưa tới hai tiếng và một mảnh đất không cách quá xa mình không. 

Tớ hoang mang nhiều lắm. Khi đó, bạn tớ bảo: “Hãy làm những điều mày thực sự muốn và đừng nghĩ ngợi quá nhiều. Đắn đo mang đến cảm giác cẩn thận không cần thiết.” Thế là tớ đi. Và tớ không hề hối hận. Sau này, tớ rút kinh nghiệm bằng cách sống thoáng hơn, không hạn chế quá nhiều nhưng cũng đặt ra một mục tiêu cho mình. Ví dụ, trong năm nay tớ muốn đến thăm Ấn Độ, tớ sẽ tiết kiệm đủ khoản tiền yêu cầu, khi nào đủ, tớ sẽ đi và không do dự gì cả. Kiếm tiền đã khó, học cách tiêu tiền rõ ràng còn khó hơn rất nhiều.

Học cách thay đổi mỗi ngày 2

Không chỉ tin tưởng chính mình

Mỗi khi gặp thất bại hay những chuyện khó khăn, tớ thường gặp đứa bạn thân để xin lời khuyên. Nó luôn nói rằng đừng bận tâm đến người khác nghĩ gì, chỉ cần bản thân mình thấy tốt là được rồi. Tớ biết nó có ý tốt, nhưng đôi khi nó không biết rằng lời khuyên của nó chính là một trong những lý do khiến tớ cảm thấy tự mãn về bản thân mình. Tớ không muốn cố gắng hơn nữa, tớ cho rằng sức mình chỉ đến thế và mình hài lòng với nó. Tớ đã không ý thức được sự trì trệ của chính mình cho đến khi đi phỏng vấn partime và nhận được câu hỏi EQ: “Em không hài lòng với điểm nào trong cuộc sống của mình?”. Tớ đã trượt vì hài lòng với tất cả mọi thứ là tác nhân khiến cuộc sống vô nghĩa. 

Kết luận: Tớ là người không có trí tiến thủ và trượt.

Lời người viết bài: Đã đến lúc những kinh nghiệm viết Văn thế nào thật hay, học Toán thế nào thật chóng trở thành thứ công thức bạn đã nằm lòng và tớ không biết nên chia sẻ điều gì nữa. Hi vọng những bài học thực tế từ những nhân vật thực tế này sẽ hữu ích với bạn!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày