Vừa nằm vừa họcỞ lứa tuổi các bạn, việc vừa nằm vừa đọc sách, đọc báo, xem phim… rất hay diễn ra. “Bệnh” này học sinh rất hay mắc phải. Không ít bạn rất thích học bài ở tư thế này, và nghiễm nhiên nó trở thành một thói quen khó bỏ. Vì các bạn cho rằng việc vừa nằm vừa học có thể giúp thư giãn và đỡ mệt mỏi hơn là phải ngồi vào một vị trí cụ thể.
Nằm là một tư thế của việc nghỉ ngơi, thư giãn, vì thế việc nằm học sẽ khiến bạn “mất cảm giác” rằng mình-đang-học-bài và cứ thế nghĩ đấy là lúc giải lao. Vì việc này sẽ “đánh lạc hướng” như thế nên bạn không thể tập trung vào bài học được. Và khi nằm, chắc chắn một điều rằng bạn sẽ dễ buồn ngủ hơn bất cứ lúc nào, thế nên chuyện vừa nằm-vừa học-vừa ngủ của nhiều bạn là điều dễ hiểu.
Bốc thuốc: hãy ngồi vào bàn học một cách đàng hoàng, như thế sẽ giúp bạn học có hiệu quả hơn và còn… chống buồn ngủ nữa!
Nghịch điện thoại – “bệnh nan y”Nhắn tin, gọi điện, chơi game, check facebook… là việc làm của các bạn ở mọi lúc mọi nơi. Vì thế cũng không khó hiểu vì sao nghịch điện thoại được xem là “bệnh nan y”.
Văn Trường (ĐH CNTT) chia sẻ: “Cứ đang học 10 phút là mình lại check FB một lần như thói quen vậy. Thêm nữa là mình rất thích việc vừa học vừa nghe nhạc, âm lượng càng lớn càng thích. Nếu thật sự học thì không biết đang hát cái gì, còn ngược lại thì chẳng biết mình đang đọc chỗ nào, tuy biết vậy là không tốt cho việc học nhưng vẫn thích lắm”.
Đấy là chưa kể đến các cô nàng/anh chàng có “gà bông” thì chắc không rời được em dế yêu rồi, dù bài vở có đang chất đống, tay thì viết viết, nhưng mắt thì liếc liếc điện thoại chỉ để chờ tin nhắn reply của “ai đó”. Như trường hợp của bạn H.Mai (THPT CVA), tâm sự rằng: "Mình hay nghịch điện thoại lắm, nhất là trong giờ học trên lớp và cả ở nhà. Lúc thì chụp ảnh “tự sướng”, lướt web, xong lại nhắn tin nói chuyện với “gà bông” cho đỡ… buồn ngủ, mà những lúc đấy thì không thể nào tập trung học được, thế là mất hết cả buổi tối và đành đi ngủ luôn."
Không chỉ những bạn có “gà bông” như bạn H.Mai, mà rất nhiều bạn cũng mắc phải “bệnh” này đấy, có thể gọi là “hội chứng” của học sinh. Một phần vì điện thoại là vật dụng gần gũi để tiện liên lạc, cũng là một món đồ công nghê cao được các bạn chọn để giải trí vì tiện ích của nó không ít.
Bốc thuốc: “Bệnh” này không có “thuốc” nào chữa được ngoài "thuốc ý thức” của bạn. Vì quỹ thời gian tự học của bạn không nhiều, nên hãy hạn chế sử dụng điện thoại trong lúc học, nếu cần thiết có thể tắt nguồn để tập trung hơn. Như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian rất nhiều!
Ảnh minh họa
“Đến lúc thi hãy học luôn”Đây chính là căn bệnh muôn thuở của học sinh, chắc chắn bạn nào cũng đã mắc phải rồi đúng không? Thời gian giáo viên giảng bài trên lớp không nhiều, bài tập cũng không thể giải quyết hết trên lớp, thế nên học sinh phải tự nghiên cứa và làm tất cả những gì chưa hoàn thành. Thế nhưng các bạn lại không chú tâm trong giờ giảng, về nhà cũng không chịu ôn bài hoặc làm bài, đến lúc chuẩn bị kiểm tra hay thi cử thì mới chuẩn bị tài kiệu để học, mang bài tập cũ ra “giải quyết”, khi đó vì thời gian gấp rút nên các bạn luôn lâm vào tình trạng “ngập lụt”. Đấy gọi là “nước tới chân mới nhảy” nhưng lại không biết bơi.
Bạn Văn Hưng (19 tuổi – Quảng Ngãi) chia sẻ: “
Mình rất nhát học bài cũng như làm bài tập. Có khi lên lớp mượn vở các bạn nữ chép để “đối phó” với thầy cô. Đợt kiểm tra giữa kì vừa qua điểm mình cũng không cao, chỉ vì bài dồn quá nhiều nên mình “nuốt” không hết, đành chịu khổ thôi. Đấy cũng là một kinh nghiệm cho mình.”
Thuốc cho bạn: Hãy sắp xếp thời gian hợp lý, nên giải quyết xong những bài tập cần thiết trong ngày hôm đấy, việc nhồi nhét kiến thức trong thời gian gấp chắc chắn sẽ không mang lại kết quả cao cho bạn!
Bỏ qua những lỗi bài tập cơ bản.Thường các bạn lại không chú ý khi giáo viên giải bài tập vì cho rằng mình đã hiểu và biết làm, nhưng chính việc theo giỏi giáo viên hướng dẫn sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi nhỏ cơ bản trong bài làm của mình. Kết quả là ở những kì thi quan trọng, các bạn lại sai ngay những lỗi nhỏ ấy và bị trừ điểm rất đáng tiếc.
Ví dụ lỗi nhỏ đó chỉ là: ở chỗ này hay chỗ kia cần hay không một “dấu trị tuyệt đối” hoặc đơn giản cần phải ghi lời giải như thế nào cho thật chính xác. Những chi tiết nhỏ thế thôi nhưng bắt buộc bạn phải chú ý lắng nghe giáo viên nói thì khi ấy bạn mới có thể làm tốt được.
Kê thuốc: hãy chắc chắn rằng bạn đã sửa lỗi trong phần bài làm trước khi tiếp tục một việc khác. Khi nhận ra lỗi sai, hãy sửa ngay và ghi lại lỗi ấy vào giấy note, việc này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và không bị mắc lỗi nữa.