Lí do trên Facebook không hề có động tĩnh gì của dân mạng Uzbekistan, thậm chí Liên đoàn bóng đá Uzbekistan đưa tin chiến thắng cả ngày chỉ có 67 lượt bình luận, trong đó tới 61 comment là của fan Việt Nam đơn giản là vì người dân Uzbekistan ít sử dụng Facebook!
Mạng xã hội mà người dân nước này sử dụng là Vk.com (VKontakte). VKontakte là một mạng xã hội tiếng Nga với trụ sở nằm ở thành phố St. Petersburg, và là mạng xã hội lớn nhất tại châu Âu.
VKontakte với các tính năng tương tự Facebook, trang web có sẵn với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt rất phổ biến trong những nước nói tiếng Nga. Vkontakte cho phép người dùng có thể gửi các tin nhắn, tạo các nhóm, các trang và sự kiện, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, và cũng có thể chơi trò chơi trên web.
Theo thống kê năm 2017, trung bình hàng ngày số người vào trang là 87.714.854 người, số người đăng ký là hơn 410 triệu người, hiện là trang web đứng thứ 4 về độ phổ biến trên thế giới.
Một số group của người Uzbekistan có lượng thành viên cao
Các fanpage cũng thu hút người dùng không kém
Thêm nữa, những người sử dụng mạng xã hội Facebook ở các nước nói tiếng Nga như Uzbekistan phần lớn là sinh viên biết tiếng Anh. Trong khi đó ở đây ngôn ngữ Uzbek là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia và có tới 49% dân số nói tiếng Nga.
Tiếng Anh là một điều khá "xa xỉ" ở đây. Nếu ra đường có ai đó nói "Khe-lo" "Khau a diu" với bạn thì nghĩa là họ đang nói "Hello" và "How are you" đó!
Mạng xã hội thứ 2 khá phổ biến ở nước này là odnoklassniki.ru (Ok.ru). Mục đích chính của Odnoklassniki là để mọi người kết nối với nhau cũng như mở rộng mối quan hệ. Ok.ru cũng đầy đủ các tính năng tương tự như Facebook và Vkontakte.
Tuy nhiên, Odnoklassniki chủ yếu tập trung vào việc giúp mọi người tìm kiếm và kết nối lại những người bạn học chung lớp ngày xưa. Và chính cái tên Odnoklassniki cũng nói lên tất cả. Odnoklassniki trong tiếng Nga nghĩa là "Classmates" – Bạn học.
Cư dân mạng trên Ok.ru cũng chỉ post ảnh tìm lại bạn cũ chứ không hề quan tâm đến bóng đá!