Hóa ra đây chính là “thủ phạm” khiến chúng ta cố gắng mà mãi chẳng giảm cân được

Nghiêm, Theo Helino 08:45 04/01/2019

Nguyên nhân chủ yếu chính là ở... bộ não. Nhưng tại sao?

Một cơ thể săn chắc và thon gọn luôn là ao ước của rất nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ.

Thế nhưng, việc phấn đấu để có được vóc dáng lý tưởng chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Điều khổ sở nhất là dù đã chăm chỉ tập luyện, chúng ta lại ăn uống "thả ga" ngay sau đấy mà chẳng hề để ý. Mà khổ nỗi, ăn uống ở thời điểm sau tập luyện là rất khó để chối từ. Thế là chẳng những không giảm cân được, mà còn phản tác dụng nữa.

Hóa ra đây chính là “thủ phạm” khiến chúng ta cố gắng mà mãi chẳng giảm cân được - Ảnh 1.

Vậy nguyên do phá bĩnh cân nặng này xuất phát từ đâu thế nhỉ? Câu trả lời là não bộ, mà cụ thể là hormone dopamine do não tiết ra.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Cell Metabolism, hormone dopamine được tiết ra vào hai giai đoạn của bữa ăn: khi mảnh thức ăn đầu tiên được nuốt xuống họng, và khi vừa đi chuyển đến dạ dày của chúng ta.

Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra ở vùng hải mã (hypothalamus), chịu trách nhiệm trong việc điều phối mức độ "thỏa mãn" (satifaction) cũng như sự đam mê về một vấn đề nào đó của con người.

Hóa ra đây chính là “thủ phạm” khiến chúng ta cố gắng mà mãi chẳng giảm cân được - Ảnh 2.

Dopamine – chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất ở hầu hết các vùng ở não bộ

Và giờ đây, tác động của dopamine đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến cả quá trình ăn uống nữa.

"Với sự trợ giúp đắc lực của máy chụp cắt lớp PET, chúng tôi không chỉ tìm ra được hai thời điểm quan trọng mà dopamine được tiết ra, mà còn nhận dạng được vùng não bộ có liên hệ mật thiết với việc này,"  - trích lời giáo sư Marc Tittgemeyer, người điều hành của Viện Max Planck chuyên nghiên cứu về quá trình trao đổi chất tại Colonge, Đức.

"Nếu như đợt tiết ra dopamine đầu tiên diễn ra ở vùng não bộ liên quan đến nhận thức "khen thưởng" và cảm giác, thì lần hai lại nằm ở vùng chịu trách nhiệm về khía cạnh đam mê với chức năng nhận thức cấp cao ở con người."

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 12 tình nguyện viên với sức khỏe hoàn toàn bình thường. Nhóm này sẽ lần lượt dùng món sữa lắc có mùi vị thơm ngon, món còn lại có mùi vị kém hấp dẫn hơn. Cả quá trình được ghi nhận lại bởi máy PET.

Hóa ra đây chính là “thủ phạm” khiến chúng ta cố gắng mà mãi chẳng giảm cân được - Ảnh 3.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, đội ngũ nghiên cứu đã nhận thấy sự liên hệ giữa quá trình tiết dopamine với món sữa lắc khi vừa nếm thử. Ngoài ra, khi mức độ thèm ăn càng lớn, khoảng cách giữa các lần tiết ra dopamine bị rút ngắn dần đi.

"Một mặt, việc điều tiết dopamine phản ánh sự thỏa mãn của chúng ta khi thưởng thức món ăn. Mặt khác, điều này lại ngăn chặn cảm ứng của hệ tiêu hóa với dopamine." - theo Heiko Backes, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu với tiến sĩ Sharmili Edwin Thanarajah.

Tình trạng mất cảm ứng của hệ tiêu hóa với sự bài tiết dopamine có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra thừa cân, nhất là với các món ăn ngon miệng hay được ưa thích.

Tóm lại theo kết quả nghiên cứu, khi ăn chúng ta sẽ được não bộ thưởng cho một loạt dopamine mang cảm giác sảng khoái. Điều đó khiến chuyện ngưng ăn là điều rất khó, để rồi khi dopamine dừng lại cân cũng không giảm được nữa rồi.

Tham khảo: Psychcentral, Slate