Mới đây, nam diễn viên hài H.L đã bị một cá nhân tung tin nhắn Messenger gạ gẫm lên mạng xã hội. Những hình ảnh này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của mạng xã hội với hàng nghìn những bình luận bày tỏ quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, có một điều mà cư dân mạng đã quên, đó là tính xác thực của những tin nhắn Messenger này. Chúng mình cũng không có câu trả lời chính xác, tuy nhiên, cần nhớ rằng, trong thời đại 4.0, có vô vàn cách thức khác nhau để bôi nhọ một cá nhân trên không gian ảo.
Bạn có thể cấu kết với một người quen, đổi biệt danh của người này, nhờ họ đổi ảnh thành người mà bạn muốn "bôi nhọ" và chat với nhau những nội dung nhạy cảm, gây sốc... sau đó tung lên mạng xã hội. Hoặc bạn cũng có thể "tự thân vận động" tạo một nick ảo, giả mạo nạn nhân, kết bạn với chính bản thân và tiến hành "tâm sự cùng người lạ" và lại tung lên mạng xã hội.
Nếu như cách trên quá mất thời gian và công sức thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng những ứng dụng được lập trình sẵn để làm giả những tin nhắn kiểu này, cực dễ mà lại đơn giản. Chỉ cần đơn giản gõ cụm từ khoá "fake chat messenger" lên kho ứng dụng, Play Store nếu bạn đang dùng Android và App Store nếu bạn đang sở hữu iPhone. Ở đây chúng mình chọn ngay kết quả đầu tiên được trả về với tên ứng dụng là "Fake Messenger Conversation".
Lên chợ ứng dụng, tìm là có!
Sau chỉ vài thao tác đơn giản trên phần mềm, chúng ta đã có ngay một đoạn chat "văn vở" để đăng lên mạng xã hội giải trí rồi.
Đoạn tin nhắn fake trông cũng khá thuyết phục đấy chứ?
Trong bài viết này chúng mình không muốn khẳng định hay cổ xuý cho việc tạo nên những đoạn chat giả mạo nhằm mục đích xấu. Tuy nhiên, cần hiểu rất rõ ranh giới giữa những trò đùa và bôi nhọ người khác để tránh các hậu quả không tốt về sau này.
Ảnh: Facebook/Internet