Rõ ràng là dùng xà phòng rửa tay sẽ sạch hơn nước thường, nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc rằng … xà phòng hoạt động như thế nào?
Kể từ khi người Babylon phát minh ra xà phòng vào năm 2.800 Trước Công nguyên, công thức chế tạo nên sản phẩm hữu ích (nhất là trong mùa dịch) không đổi thay mất: vẫn là sự kết hợp hài hòa giữa mỡ, dầu và chất kiềm; dầu có gốc thực vật (như dầu dừa, dầu olive), mỡ có gốc động vật và chất kiềm đã “tiến hóa” từ tro có được sau khi đốt cháy gỗ tới những thành phần có được sau phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm.
Bước 1:
Nó làm giảm sức căng bề mặt của nước khiến nước lan tỏa trên bề mặt vật cần làm sạch dễ hơn - nó là chất xúc tác để việc gột rửa bằng nước dễ dàng hơn.
Bạn đã biết rửa tay đúng cách? Hãy trả lời câu hỏi dưới - một trong 11 bộ câu hỏi của mùa dịch Covid-19!
Trong cách thức thứ nhất: sức căng bề mặt chính là lý do nước có thể đọng thành giọt trên các bề mặt. Theo phân tích của Viện Làm sạch Hoa Kỳ, hiện tượng này sẽ làm chậm việc phủ nước lên một bề mặt, đồng nghĩa với việc làm chậm quá trình làm sạch. Xà phòng với bản chất là chất có hoạt tính bề mặt sẽ giảm sức căng bề mặt nói trên, khiến nước lan ra dễ dàng hơn và từ đó tăng tốc độ gột rửa.
Nhiều nhà khoa học mô tả một cách đơn giản là “xà phòng làm cho nước trở nên ướt hơn”.
Bước 2:
Phân tử xà phòng cũng như một thỏi nam châm vậy, nhưng thay vì hai cực Bắc và Nam, phân tử xà phòng có một đầu ưa nước và một đầu kị nước.
Phân tử xà phòng dài và mỏng, có hai “cực” ưa nước và kỵ nước. Theo Hội đồng Hóa học Hoàng gia, đầu kị nước bị thu hút bởi bụi bẩn và dầu. Các hạt vật chất bụi bẩn và dầu bị bọc lấy bởi đầu kị nước của các phân tử xà phòng, trong khi đó đầu ưa nước lại chĩa ra ngoài, sẵn sàng bị nước cuốn đi.
Nước trôi qua sẽ kéo toàn bộ tổ hợp này xuống cống.
Khả năng gột rửa của xà phòng tới từ hai yếu tố vừa nêu. Nhiều loại xà phòng còn chứa thêm những phụ phẩm khác, có thứ tăng khả năng làm sạch của xà phòng và có những chất điều chỉnh độ pH trong xà phòng để da tay người sử dụng “dễ thở” hơn.
Sự thật về xà phòng diệt khuẩn
Nhiều loại xà phòng đeo mác “diệt khuẩn trên người”, được quảng cáo là không chỉ gột sạch bùn đất, dầu và những thứ bẩn bám trên tay người dùng, mà còn tiêu diệt vi khuẩn và những vi sinh vật khác như nấm và có khi là cả virus. Theo lời các nhà nghiên cứu tại Đại học California, xà phòng diệt khuẩn chính là xà phòng thường có thêm … chất diệt khuẩn, ấy là triclosan và triclocarban.
Các phân tử diệt khuẩn sắc ngọt này có thể chọc xuyên vỏ ngoài của vi khuẩn rồi đầu độc chúng từ bên trong. Triclosan và triclocarban có tính diệt khuẩn và diệt nấm, xuất hiện trong cả thuốc đánh răng, mỹ phẩm, …
Tuy nhiên, Cục Quản lý và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tuyên bố cấm các công ty quảng cáo xà phòng sử dụng triclosan và triclocarban, bởi lẽ có quá nhiều câu hỏi xoay quanh độ an toàn của hai chất diệt khuẩn này với sức khỏe con người. Hơn nữa, FDA nói rằng không có bằng chứng hậu thuẫn triclosan và triclocarban khiến xà phòng diệt khuẩn có lợi hơn xà phòng thường.
Bấm vào đây để đọc cẩm nang phòng dịch trong dịch cúm!
“Chúng tôi không có bằng chứng khoa học cho thấy chúng (xà phòng diệt khuẩn) tốt hơn xà phòng thường kèm nước”, giáo sư Janet Woodcock, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Thuốc trực thuộc FDA cho hay. “Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy về lâu dài, thành phần diệt khuẩn có thể gây hại nhiều hơn là lợi”.
Từ tuyên bố trên của FDA, có thể thấy khả năng “diệt khuẩn” của xà phòng hẳn chính xác như quảng cáo, có cả một câu chuyện dài đằng sau nó. Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng và nước thường thôi cũng đã đủ sạch rồi, và nếu không sẵn nước, bạn có thể tính tới những chất rửa tay khô khác.