Hết "công tắc của quý", giờ ta có cả "công tắc tinh trùng" với chế độ bật - tắt

Phương Mai, Theo Trí Thức Trẻ 10:33 19/05/2017
Chia sẻ

Các nhà khoa học tiết lộ rằng tinh trùng cũng hoạt động theo “chế độ công tắc bật - tắt”, và phát hiện này sẽ có tác dụng ngăn cho tinh trùng "quẫy đuôi" bơi vào gặp trứng.

Bấy lâu nay, chúng ta đã quá quen với việc sử dụng bao cao su như một biện pháp tránh thai an toàn với tác dụng ngăn cho tinh trùng "quẫy đuôi" bơi vào gặp trứng.

Ở Mỹ, có khoảng 5,7 triệu phụ nữ tránh thai bằng cách phụ thuộc vào việc sử dụng bao cao su ở nam giới.

Nhưng đó không phải là phương án duy nhất để kiểm soát tỉ lệ sinh trong dân số. Bởi các nhà khoa học đã tìm ra một biện pháp tránh thai hiệu quả trên cơ thể của cả nam giới và nữ giới.

Hết công tắc của quý, giờ ta có cả công tắc tinh trùng với chế độ bật - tắt  - Ảnh 1.

Bằng cách dò dòng ion bên trong một tinh trùng, họ đã có thể tìm ra một công tắc nguồn "bật - tắt" hoạt động của con tinh trùng đó.

Khi chui qua cổ tử cung, luồn lách vào ống dẫn trứng, những con tinh trùng phải di chuyển len lỏi như rắn trên một quãng đường dài gấp 24.000 lần chiều dài cơ thể của chúng mới tới được trứng.

Hết công tắc của quý, giờ ta có cả công tắc tinh trùng với chế độ bật - tắt  - Ảnh 2.

Bạn có hay, con tinh trùng "cầm đầu" chỉ vỏn vẹn dài 0,0005cm? Để xuyên qua một lớp màng trong suốt dày 0,03 cm bao bọc bên ngoài trứng, tinh trùng sẽ dồn hết năng lượng vào phần đuôi của mình, lao thẳng và dứt khoát như mũi khoan. Các nhà khoa học gọi hành động này là "cú hích nội lực".

Tinh trùng tìm cách xâm nhập vào trứng

Vậy tác nhân nào đã bật nguồn cho "cú hích nội lực"? Đó là nhờ một lượng lớn ion canxi trong cơ thể người đã tiếp thêm sức mạnh cho phi thường cho tinh trùng hoạt động. Tinh trùng không lựa chọn những nguồn ion khác, chúng chỉ tin tưởng "Catsper"- một loại ion có để hấp thụ canxi và tăng khả năng đến gần trứng.

Hết công tắc của quý, giờ ta có cả công tắc tinh trùng với chế độ bật - tắt  - Ảnh 3.

Theo các nhà khoa học, tinh trùng và Catsper được coi là "cặp bài trùng" khi họ nghiên cứu về tình trạng vô sinh ở nam giới vào năm 2001. Trên công bố tại PNAS, các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley đã sàng lọc ra hơn 50 hợp chất hóa học có thể liên kết chặt chẽ với Catsper, và giúp vô hiệu hoá hoạt động của ion này.

Hai trong số 50 hợp chất đó là lupeol và pristimerin, có khả năng ngăn chặn kết tủa canxi-nguồn năng lượng cần cho tinh trùng. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các hợp chất này trong các loài thực vật như nho, xoài, bồ công anh, lô hội và cây thiên lôi.

Hết công tắc của quý, giờ ta có cả công tắc tinh trùng với chế độ bật - tắt  - Ảnh 4.

Nho chứa rất nhiều hợp chất lupeol, ngăn chặn kết tủa canxi cần thiết cho hoạt động của tinh trùng

Polina Lishko, nhà sinh học và cũng là người đứng đầu của nghiên cứu phát biểu rằng: "Chúng ta có thể sử dụng lupeol và pristimerin ngay lúc này để có biện pháp tránh thai kịp thời hơn. Phương pháp này đạt hiệu quả gấp 10 lần so với bất cứ thứ gì trên thị trường, ngăn chặn được sự thụ tinh và hình thành phôi ở bất cứ thời điểm nào khi ta sử dụng."

Theo Erwin Goldberg, nhà nghiên cứu sinh học phân tử và tinh trùng từ Đại học Northwestern nhận xét: "Đây chính là tiềm năng của một biện pháp tránh thai hiệu quả trong tương lai. Tuy nhiên, cần phải thu hút được sự chú ý và quan tâm của các công ty dược phẩm, để có sự đầu tư vào thử nghiệm lâm sàng tốn kém cho biện pháp này."

Hết công tắc của quý, giờ ta có cả công tắc tinh trùng với chế độ bật - tắt  - Ảnh 5.

Các kết quả mà Lishko và nhóm của cô công bố đến từ những thử nghiệm trên tinh trùng ở người trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Gần đây họ đã bắt đầu thử nghiệm ở loài linh trưởng để xem phương pháp của họ có thể vô hiệu hoá tinh trùng trong bao lâu, với liều lượng như thế nào.

Cô hi vọng nhóm nghiên cứu có thể vừa sản xuất thuốc uống cho nam giới và nữ giới, vừa có thể thực hiện cấy ghép trên cơ thể người vào cuối năm nay.

Nguồn: Wired

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày