Hậu đại dịch: Không đủ đồng hồ xa xỉ để bán trên toàn cầu

Nguyên Nguyên, Theo Người Đồng Hành 22:30 08/06/2022
Chia sẻ

Thực tế, giới chuyên môn đánh giá rằng, tình trạng của ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ hiện đặc biệt siêu thực: không có đủ đồng hồ để bán, danh sách đặt hàng mãi nối dài, giá cả tăng vọt và những cuộc đấu giá kỷ lục…

Doanh số bán đồng hồ xa xỉ đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch do người tiêu dùng sử dụng số tiền dành cho du lịch và giải trí vào mặt hàng cao cấp. Hậu đại dịch, các nhà bán lẻ hưởng lợi nhờ doanh số bán hàng online và trực tiếp khi cửa hàng được phép mở cửa trở lại. Doanh thu hàng năm của Watches of Switzerland tăng 40%, lên đến 1,54 triệu USD. Công ty dự kiến sẽ thu về từ 1,45 đến 1,79 triệu USD vào năm 2023.

Tuy nhiên, mức giá của một số thương hiệu Thụy Sĩ đang bắt đầu ổn định hoặc giảm nhẹ trên thị trường đồ cũ sau một thời kỳ tăng trưởng đột ngột. Bất chấp xu hướng này, và sự ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán và tiền ảo đang lao dốc, nhu cầu cho Patek Philippe và Audemars Piguet tiếp tục vượt xa khả năng cung cấp. “Nhu cầu cho những thương hiệu này đang vượt xa mức tưởng tượng. Chúng tôi mong muốn có thể nhập thêm nhiều hàng hơn”, ông giám đốc điều hành Watches of Switzerland cho biết.

Hậu đại dịch: Không đủ đồng hồ xa xỉ để bán trên toàn cầu - Ảnh 1.

Khi nguồn cung của Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng, họ chuyển sang quan tâm đến những nhãn hàng khác. Theo báo cáo từ Watches of Switzerland, nhu cầu của khách hàng đối với Cartier và Tudor tăng lên, gây ra vấn đề thiếu nguồn cung mới. Hugh Brian Duffy cho biết: "Chúng tôi không thể nhập được mẫu đồng hồ Santos Cartier và một số thiết bị của Tudor".

Việc tạo ra từng chi tiết tốn thời gian và công sức, dẫn đến quá trình sản xuất không đủ sản lượng đồng hồ để đáp ứng nhu cầu. Sự tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng này là lý do tại sao các nhà sưu tập đồng hồ sang trọng tôn trọng và mong muốn sở hữu sản phẩm của thương hiệu. Paul Altieri, Giám đốc điều hành của nhà bán lẻ đồng hồ trực tuyến Bob's Watches nói: "Nhu cầu toàn cầu đã tăng đều đặn trong 5 năm qua mà nguồn cung thì không đổi, và điều này tạo nên áp lực tăng giá".

Hậu đại dịch: Không đủ đồng hồ xa xỉ để bán trên toàn cầu - Ảnh 2.

Trong hai năm qua, nhà máy Rolex đã phải đóng cửa trong một vài tháng do Covid -19, vì vậy ít nhất cũng có một số tác động đến nguồn cung.

Danh sách chờ đợi của Rolex không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới và mối quan tâm chung đối với đồng hồ đã được xây dựng trong nhiều năm. Joshua Ganjei, giám đốc điều hành của nhà bán lẻ đồng hồ European Watch Company ở Boston cho biết: “Sưu tập đồng hồ từng là một cộng đồng khép kín bao gồm những người rất đam mê tổ chức các cuộc gặp gỡ và sự kiện riêng nhỏ. Nhưng với sự gia tăng của các internet blogs, các diễn đàn chỉ dành riêng cho đồng hồ và Instagram, thú chơi này đã thực sự lan rộng”.

Hiện đồng hồ xa xỉ đã trở thành đối tượng đầu tư được đánh giá cao trên khắp thế giới. Theo một nghiên cứu của nền tảng bán đồng hồ trực tuyến Bob’s Watches, bất động sản hoặc các khoản đầu tư khác trước đây được coi là ổn định, nhưng hiện nay 88% người được hỏi dự kiến sẽ duy trì hoặc tăng chi tiêu cho đồng hồ sang trọng trong 12 tháng tới.

Trong một tuyên bố hiếm hoi từ Rolex, thương hiệu này đã bác bỏ ý kiến cho rằng họ cố tình sản xuất số lượng ít để tăng giá sản phẩm. “Sự khan hiếm sản phẩm của chúng tôi không phải là chiến lược của chúng tôi”, đại diện Rolex nói với với Yahoo Finance. “Sản xuất hiện tại của chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu hiện có một cách toàn diện, ít nhất là không làm giảm chất lượng đồng hồ của chúng tôi – điều mà chúng tôi luôn từ chối làm”.

Rolex đặc biệt ở chỗ họ sản xuất hầu hết mọi bộ phận của đồng hồ, vì thế chỉ cần một bộ phận hoặc vật liệu có nguồn gốc bị trì hoãn hoặc không có sẵn, cả dây chuyền sẽ phải dừng lại. Và ngay cả những chiếc đồng hồ cơ đơn giản chỉ xem giờ cũng chứa hơn một trăm chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, Rolex đang tiếp tục mở rộng công suất tại 4 cơ sở ở Thụy Sỹ “càng nhiều càng tốt, và luôn tuân thủ các tiêu chí chất lượng”.

Trong hai năm qua, nhà máy Rolex đã phải đóng cửa trong một vài tháng do Covid -19, vì vậy ít nhất cũng có một số tác động đến nguồn cung. Rolex không tiết lộ công khai số lượng sản xuất của mình nhưng trong một năm bình thường, công ty ước tính sản xuất khoảng 1 triệu chiếc đồng hồ (mặc dù không phải tất cả chúng đều thuộc danh sách các mẫu được thèm muốn của hãng).

Trong khi đó, bài viết năm 2021 của CNBC cho thấy sản lượng hàng năm của Patek Philippe là 60.000 chiếc. Tương tự Rolex, Patek Philippe giải thích rằng việc tăng sản lượng mà vẫn duy trì chất lượng là điều không thể. Thierry Stern, Chủ sở hữu và là Chủ tịch của thương hiệu, cho biết phải mất 10 năm để đào tạo một thợ đồng hồ giỏi. Tức người thợ đó phải thành thạo chế tạo các bộ phận phức tạp của một chiếc đồng hồ Patek.

Hồi đầu tháng 2, Bloomberg cho biết Audemars Piguet dự kiến sản xuất 50.000 chiếc trong năm nay, tăng từ 45.000 chiếc bán ra vào năm 2021. Việc đào tạo thợ lành nghề ở Audemars Piguet cũng tiêu tốn vài năm. Mỗi công việc sản xuất đồng hồ có thể rất tốn công sức và thời gian. Từ công đoạn sản xuất bộ phận, trang trí đến hoàn thiện và kiểm tra cơ khí, có rất nhiều nhiệm vụ tỉ mỉ phải được thực hiện.

Không phải sự thiếu hụt đồng hồ nói chung, đúng hơn, hiện tượng này chỉ xảy ra với các mẫu mã nổi tiếng và được thèm muốn nhất. Ví dụ với Rolex là đồng hồ bằng thép thể thao hoặc là những chiếc Rolex “Professional" như những mẫu Submariner, GMT Master II, Explorer và tất nhiên có Daytonas… Khi một phiên bản phổ biến trở nên khó mua, mọi người đã tìm đến các lựa chọn thay thế họ đủ khả năng mua. Tuy nhiên, phần lớn vẫn khá tiếc nuối khi không thể chinh phục được phiên bản yêu thích. Những chiếc đồng hồ bằng thép độc quyền như Patek Philippe Nautilus cũng trong cảnh tương tự.

Nguồn: Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày