Kết quả trên được đưa ra khi phần lớn các loài chim biển bản địa và sinh vật biển đang bị đe dọa tuyệt chủng, và các đại dương ấm hơn khiến những loài động vật bản địa trở nên không thể sinh sống được. Đây là nội dung trong báo cáo mới của Chính phủ New Zealand về tình trạng các đại dương của nước này.
Báo cáo về sinh vật biển của Bộ Môi trường New Zealand được công bố vào ngày 13/10 đã đưa ra một bức tranh tồi tệ về các loài đang bị đe dọa. Kết quả cho thấy, 90% loài chim biển bản địa, 82% loài chim bờ bản địa, 81% loài động vật không xương sống ở biển được xem xét và 22% loài động vật có vú biển được xếp vào danh sách bị đe dọa tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Cá ở vùng biển quần đảo Poor Knights, New Zealand (Ảnh: Alamy)
Hơn 4.100 con chim biển đã bị giết bởi nghề đánh bắt cá dài trong một năm. Thực trạng các đại dương ấm lên, có tính axit hơn đã khiến nơi này trở nên không thể ở được đối với các loài taonga quý hiếm và ảnh hưởng đến nguồn thức ăn truyền thống của người Maori (người Polynesia bản xứ ở New Zealand).
Dữ liệu của báo cáo cho thấy, quá trình axit hóa đại dương đã tăng 8,6% từ năm 1998 đến năm 2020, nhiệt độ tổng thể của nước tăng lên và các đợt nắng nóng trên biển diễn ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ mực nước biển dâng ở New Zealand tăng gấp hai lần trong 60 năm qua.
Quá trình axit hóa đại dương trong 22 năm đã tăng 8,6%, nhiệt độ nước tăng lên, các đợt nắng nóng trên biển ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn (Ảnh: WIONews)
Bộ trưởng Bộ Môi trường New Zealand David Parker đã nói về về hành động của Chính phủ nước này nhằm giảm bớt một số áp lực đối với môi trường đại dương, trong đó có hạt vi nhựa, như kế hoạch giảm phát thải, cấm túi nhựa sử dụng một lần và quản lý nguồn nước ngọt...