5 sản phẩm bị thu hồi vì nhãn mác gây nhầm lẫn, khiến người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm là thuốc. Các sản phẩm này bao gồm các dòng Image Skincare và Vital C, với các số lô từ 416 2D đến LOT 24L06H1.
8 sản phẩm khác của công ty này cũng bị đình chỉ lưu hành vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố. Các sản phẩm này đều do Image International Manufacturing, LLC (Mỹ) sản xuất, với những lô hàng như Iluma™ Intense Exfoliating Cleanser (lô 5055C) và Ageless Total Facial Cleanser (lô 24C05B2).
Hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi, tiêu hủy vì vi phạm nhãn mác và công thức. (Ảnh minh hoạ)
Cục yêu cầu các Sở Y tế địa phương thông báo tới các cơ sở kinh doanh, dừng ngay việc tiêu thụ các sản phẩm trên và trả lại cho nhà phân phối. Công ty Minh Khương phải gửi thông báo thu hồi và giám sát việc tiêu hủy sản phẩm nếu không thể sửa chữa lỗi nhãn mác. Hạn cuối báo cáo về Cục Quản lý Dược là trước 14/8/2025.
Đồng thời, Cục yêu cầu tạm ngừng xem xét hồ sơ công bố sản phẩm của Công ty Minh Khương trong 6 tháng kể từ ngày 21/7/2025. Các hồ sơ công bố trước đó cũng không còn giá trị pháp lý.
Các Sở Y tế được yêu cầu tăng cường giám sát quá trình thu hồi và xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời rà soát lại tất cả các lô sản phẩm tương tự.
Thời gian qua, Bộ Y tế và ngành y tế địa phương phát hiện hàng loạt sai phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thu hồi, tiêu hủy nhiều thuốc, mỹ phẩm giả, kém chất lượng.
Trong những tháng cao điểm, Cục Quản lý Dược kiểm tra đột xuất tại 38 cơ sở thì phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm. 20 tỉnh, thành cũng lập đoàn kiểm tra 865 cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, phát hiện 48 cơ sở vi phạm.