Ngay từ 7h sáng, ngã tư Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương đã chật kín xe bus - xe máy - xe ô tô của người dân đi làm và đi học. Đặc biệt ở đoạn Nguyễn Tuân, người dân dừng đèn đỏ phải di chuyển hẳn sang làn ngược chiều. Ảnh: Trung Lê
Hình ảnh tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến lúc 7 rưỡi sáng. Ảnh: Trung Lê
Dù các tuyến phố ùn tắc, tuy nhiên đa phần người dân đều chấp hành nghiêm chỉnh đèn tín hiệu và luật an toàn giao thông kể từ khi thông tư mới có hiệu lực. Ảnh: Trung Lê
Ảnh: Trung Lê
Không chỉ các tuyến đường phía dưới, tuyến vành đai 3 trên cao cũng hàng dài các phương tiện nôi đuôi nhau di chuyển chậm. Ảnh: Đức Anh
Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt sôi động. Ảnh: Đức Anh
Các tuyến đường đều ken đặc xe, mật độ giao thông tăng cao. Ảnh: Đức Anh
Không chỉ giờ cao điểm buổi sáng mà hầu hết các khung giờ trong những ngày cận Tết Nguyên đán, mật độ giao thông đều tăng cao. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Dù vào buổi trưa, nhưng các tuyến đường Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy, hay tuyến Nguyễn Trãi, Tây Sơn..., mật độ phương tiện đông, ùn tắc dài, đi lại khó khăn.
Gần Tết, các hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra tấp nập. Lượng người đi mua sắm cũng tăng cao gây áp lực lớn cho giao thông.
Giao thông Hà Nội trong những ngày cuối năm, giờ nào cũng là giờ cao điểm.
Những người đi xe máy len lỏi giữa các chiếc ô tô để di chuyển. Nhiều tài xế than trời bởi với cùng một quãng đường nhưng mất khá nhiều thời gian di chuyển so với những ngày trước đó
Một nữ sinh len lỏi vào giữa những chiếc ô tô để thoát khỏi đoạn đường ùn tắc
12h trưa, đường Trường Chinh phủ kín bởi ô tô, cả đường trên cao lẫn đường dưới. Ô tô gần như phủ kín mặt đường, để lại rất ít đường cho những người tham gia giao thông bằng xe máy.
Càng về cuối chiều, mật độ phương tiện trên các tuyến phố trung tâm càng tăng. Đường Nguyễn Trãi là tuyến huyết mạch của Hà Nội, được thiết kế 5-6 làn đôi chạy qua 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa.
Nhiều người bất chấp leo lên vỉa hè, có thể bị phạt theo Nghị định 168, để thoát khỏi dòng xe kẹt.
Một người dân ở Hà Đông cho biết, bình thường chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển từ văn phòng ở Thanh Xuân để về nhà, nhưng 1 tuần trở lại đây chị phải mất đến 45 phút. "Hôm nào tôi cũng đón con muộn vì mất quá nhiều thời gian di chuyển từ công ty về nhà. Có hôm chờ 4 nhịp đèn đỏ tôi mới có thể di chuyển qua ngã tư. Cận Tết nên ai cũng tất bật mua sắm khiến mật độ giao thông tăng cao", chị S. chia sẻ.
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) lúc 19h tối ken đặc dòng phương tiện, nhiều người mất cả tiếng đồng hồ chôn chân ngoài đường vẫn chưa thể về đến nhà
Theo chia sẻ của người dân, việc tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, biển báo và vạch kẻ đường giúp các nút giao lớn ở Hà Nội trở nên văn minh, trật tự hơn. Tuy nhiên, tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập khiến tình trạng ùn tắc kéo dài tại khu vực này.
Dù việc di chuyển gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn tuân thủ luật giao thông, rất ít trường hợp đi lên vỉa hè hay vượt đèn đỏ dù vắng mặt lực lượng chức năng
Một tài xế xe ôm công nghệ tranh thủ quay đầu tìm đường khác di chuyển trong lúc đèn đỏ
Dù sốt ruột muốn trở về nhà thật sớm, nhưng từ khi tăng mức phạt giao thông ý thức của người dân cũng đã được nâng cao. Hàng dài các phương tiện kiên nhẫn nhích từng chút một trên đoạn đường ùn tắc
Vẻ mệt mỏi của những người chờ đèn đỏ. Ảnh: Trung Lê
Ùn tắc nhưng không ai có ý định vượt đèn đỏ. Một hành khách đi xe ôm công nghệ liên tục xem đồng hồ trong lúc chờ đèn xanh. Do ùn tắc kéo dài nên tại một số tuyến phố, các tài xế phải chời 3-4 nhịp đèn đỏ mới có thể di chuyển. Ảnh: Trung Lê
Trong tuần này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ điều chỉnh lại phương án đi lại của nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội - nút giao Thanh Xuân (Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) để giảm ùn tắc tại khu vực này, sau đó tiếp tục điều chỉnh, tổ chức lại giao thông ở các khu vực còn lại.