Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không?

PHỤNG HIẾU, Theo Trí Thức Trẻ 19:41 15/01/2020

Trận đấu giữa U23 Thái Lan và U23 Iraq kết thúc từ hôm qua, nhưng dư âm của nó vẫn khiến CĐV Việt Nam không ngừng nhắc đến.

U23 Thái Lan bước vào trận đấu cuối của vòng bảng với quyết tâm giành được một điểm. Chỉ cần một trận hòa trước U23 Iraq là thầy trò HLV Akira Nishino sẽ tiến vào tứ kết. Mọi thứ diễn biến theo chiều hướng có lợi cho chủ nhà giải đấu năm nay khi ngôi sao Wonggrom mở tỉ số ngay từ phút thứ 6 trên chấm phạt đền. Hậu vệ Iraq để bóng chạm tay ngay phút thứ hai. Sau khi tham khảo video, trọng tài quyết định cho chủ nhà hưởng phạt đền.

Tuy nhiên cũng chính pha bóng giúp Thái Lan cầm hòa thành công Iraq này lại khiến cộng đồng fan trung lập nói chung và Việt Nam nói riêng cảm thấy tức tối. Vị trọng tài chính bị gắn mác thiên vị U23 Thái Lan vì ban đầu không có ý thổi phạt 11 mét nhưng do sức ép quá lớn từ khán đài đã thay đổi quyết định.

Chưa dừng lại ở đó, fan Việt lôi trường hợp cầu thủ UAE dùng tay chơi bóng trong vòng cấm ở trận đấu mở màn nhưng trọng tài không thổi penalty ra để so sánh. Họ cho rằng đó là bằng chứng không thể chối cãi về việc trọng tài thiên vị Thái Lan.

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 1.

Lời khẳng định chắc nịch của fan Việt về tình huống thổi penalty của trọng tài.

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 2.

Thậm chí những trọng tài làm việc trong những trận đấu trước của Thái cũng bị lôi ra chỉ trích.

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 3.

Lý lẽ của fan Việt về chuyện trọng tài thiên vị Thái Lan.

Tuy nhiên trên thực tế, tình huống Việt Nam bị trọng tài từ chối phạt đền trong trận UAE khác hoàn toàn trận Thái Lan gặp Iraq vừa rồi. Cầu thủ U23 UAE trước cú sút của Hoàng Đức đã cố khép tay gần người nên không thể cho rằng đó là một tình huống phạm lỗi.

Về trường hợp của cầu thủ U23 Iraq ngày hôm qua, anh chàng này đã vung tay xa người để cản bóng trong vòng cấm. Theo luật FIFA, mọi tình huống vung tay cao quá vai chạm bóng đều phải thổi phạt đền chứ không cần cân nhắc hướng bóng về phía khung thành như fan Việt lầm tưởng.

Như vậy, trọng tài chính và tổ VAR đã làm đúng nhiệm vụ của mình trong tình huống cầu thủ Iraq "chơi bóng chuyền".

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 4.

Cầu thủ Iraq để bóng chạm tay ngay phút thứ 2. Ảnh: Tiến Tuấn

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 5.

Trọng tài chính kiểm tra lại tình huống "chơi bóng chuyền" của cầu thủ Iraq trong vòng cấm. Ảnh: The AFC.

Góc lý giải: Vì sao đối thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm nhưng Thái Lan được hưởng phạt đền còn Việt Nam thì không? - Ảnh 6.

Luật FIFA đã ghi rất rõ nên ông chẳng mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng. Ảnh: The AFC.

U23 Thái Lan sau đó bị thủng lưới 1 bàn nhưng vẫn giữ được tỉ số hòa chung cuộc. Họ chính thức vượt qua vòng bảng lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi.