Trong cuộc sống, ai mà chẳng mong ước có ngoại hình đẹp, chỉ số IQ cao. Ngoại hình, trí tuệ là lợi thế trong giao tiếp xã hội, giúp chúng ta kết nối với người khác tốt hơn. Mọi người thường cho rằng những tố chất này là bẩm sinh, khó thay đổi được. Vì vậy, họ lại càng khao khát nó nhiều hơn.
Năm 1972, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về gen thông minh tồn tại trên nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa được xác minh bằng trình tự gen. Họ chỉ phân tích số liệu thống kê dựa trên chỉ số IQ của nam và nữ và đưa ra kết quả.
Số người có chỉ số IQ cực cao và cực thấp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Sự khác biệt giới tính này được gọi là Nghịch lý khác biệt IQ - một hiện tượng trong kiểm tra trí thông minh.
Trong nhiều rối loạn tâm thần và thiểu năng trí tuệ, tỷ lệ nam giới thường cao hơn nữ giới, chẳng hạn như bệnh tự kỷ. Hội chứng Asperger hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác thì xác suất mắc bệnh cao gấp 1,4 - 1,9 lần so với nữ giới.
Có rất nhiều gen trên nhiễm sắc thể X có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và 90 gen đã được xác định cho đến nay. Và những gen này có liên quan đến mẹ. Nếu mẹ mang gen khiếm khuyết thì con có thể sẽ thừa hưởng gen đó.
Sau khi tích luỹ một lượng lớn dữ liệu về trí thông minh của gia đình, các nhà khoa học đã phân tích rằng có một mối tương quan nhất định giữa chỉ số IQ của cha mẹ và chỉ số IQ của con cái họ.
Tuy nhiên, giá trị này không cao, có nghĩa là mức độ di truyền IQ thấp. Xét cho cùng, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Mô hình di truyền của IQ rất phức tạp và khó có thể thay đổi. Sự phức tạp này có nghĩa là ngay cả khi có mối tương quan IQ cao giữa cha và con trai hoặc mẹ và con trai.
Mối tương quan này cũng không thể chỉ đơn giản là do tác động di truyền của gen. Chẳng hạn, hệ số tương quan IQ giữa bố và con trai là 0,445. Còn giữa mẹ và con trai là 0,447. Sự khác biệt giữa 2 bên là rất nhỏ, gần như không đáng kể.
Ngoài nhiễm sắc thể X sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển IQ của trẻ, còn có 70 gen nằm trên nhiễm sắc thể không giới tính cũng ảnh hưởng đến chỉ số IQ của thế hệ sau.
Chẳng hạn, các cặp vợ chồng lớn tuổi không thể sinh con, điều này không nhất thiết có nghĩa là gen của họ có vấn đề. Chỉ là có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm của trẻ trong quá trình kế thừa và mọi thứ trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mọi người nhận thức được.
Chẳng hạn, một loạt yếu tố như chế độ ăn uống, tinh thần của người mẹ bị căng thẳng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của một số gen ở thai nhi. Do đó, những tác động này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con cái. Hay cha mẹ bị cận thị sẽ khiến con sinh ra có thể bị gen dễ cận thị,…
Tóm lại, gen di truyền của cha mẹ chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong các đặc điểm của đứa trẻ. Nhưng môi trường sinh trưởng cũng rất quan trọng, có nghĩa là đặc điểm của trẻ không chỉ do yếu tố di truyền quyết định mà còn do nhiều nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng, yếu tố di truyền cũng chỉ quyết định một phần tới trí tuệ của trẻ, quan trọng nhất vẫn là cách nuôi dưỡng và giáo dục. Vì vậy, để cải thiện ngoại hình và chỉ số IQ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số những cách sau.
1. Xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống
Câu nói: "Gieo thói quen, gặt tính cách" là minh chứng cho lợi ích một đứa trẻ được xây dựng những thói quen tư nhỏ. Thói quen tốt sẽ giúp trẻ thiết lập được kỷ luật, tính cách nhất quán, hạn chế tối đa trở ngại.
Muốn con trở nên thông minh, các ông bố bà mẹ có thể xây dựng cho con một số thói quen tốt như: Đọc sách, dậy sớm, tập thể dục, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi,… Xây dựng nền tảng tốt sẽ giúp ích nhiều cho trẻ trong tương lai.
2. Bố mẹ làm gương sáng cho con
So với ngoại hình, tu dưỡng khí chất của trẻ cũng rất quan trọng. Một mặt, bố mẹ nên làm gương bằng lời nói và việc làm trong cách cư xử với mọi người. Nếu bố mẹ là người nói năng nhỏ nhẹ, cởi mở, lễ độ thì con cái sẽ tu dưỡng được khí chất tốt.
Bên cạnh lời nói, bố mẹ làm gương bằng hành động cũng hiệu quả không kém như: Biết tôn trọng người khác, hạn chế cãi vã, giải quyết mâu thuẫn ôn hoà, thể hiện lòng biết ơn,… sẽ giúp trẻ hình thành tính cách tốt, tinh tế hơn trong cuộc sống.
3. Đưa trẻ tham quan nhiều nơi
Cuộc sống trong sự bao bọc của gia đình hoàn toàn khác với cuộc sống thực tế. Chính vì vậy, cha mẹ hãy để trẻ đi du lịch, tham quan và khám phá nhiều nơi là cơ hội để con rèn luyện tính độc lập, thích nghi nhanh với môi trường mới. Điều này vô cùng có ích khi con trưởng thành.
Đồng thời, khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều nơi, khám phá nhiều thứ, mở mang tầm hiểu biết. Bên cạnh đó, trẻ sẽ phát triển tư duy, liên kết các vấn đề tốt hơn và có tầm nhìn xa hơn.
Nguồn: Tổng hợp