Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại

L.T, Theo Pháp luật và bạn đọc 23:21 23/03/2021

Cách đây hơn 30 năm, một vụ xả súng tại trường tiểu học Cleveland, nơi có nhiều người gốc Á theo học, đã khiến 5 đứa bé thiệt mạng. Đến nay, nỗi đau vẫn còn chưa vơi...

Ngày 17 tháng 1 năm 1989, một người đàn ông da trắng 24 tuổi tên là Patrick Purdy đã "làm nóng người" bằng một ly Molotov Cocktail rồi bước vào khuôn viên trường Tiểu học Cleveland ở Stockton, bang California (Mỹ). Đó chính là ngôi trường mà hắn từng theo học khi còn là một đứa trẻ. Hắn giơ khẩu súng AK-47 lên và chĩa thẳng vào đám trẻ vô tội, liên tục bóp cò một cách điên loạn.

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 1.

Hơn 100 viên đạn được bắn ra, 5 học sinh gục chết ngay tức khắc và 30 người khác bị thương. Trong số những người bị thương có 29 người là học sinh trong trường và 1 người là giáo viên. Gần một nửa số người bị thương ở trong tình trạng nguy kịch. Vụ xả súng tại trường tiểu học Cleveland năm ấy đã giữ kỷ lục về số người chết nhiều nhất trong một vụ xả súng trong trường học ở Mỹ cho đến gần một thập kỷ sau khi vụ nổ súng kinh hoàng nữa xảy ra tại Columbine.

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 2.

Hình ảnh 5 nạn nhân trong vụ xả súng kinh hoàng năm đó

Mục tiêu mà tên Patrick Purdy nhắm đến là những người gốc Á. Vậy nên, 5 đứa trẻ tử vong đều là người gốc Á, bao gồm: Rathanar Or (9 tuổi), Ram Chun (8 tuổi), Sokim An (gốc Việt, 6 tuổi), Oeun Lim (8 tuổi) và Thuy Tran (gốc Việt, 6 tuổi).

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 3.

Chân dung kẻ xả súng Patrick Purdy

Thời điểm đó, kẻ xả súng Patrick Purdy tin rằng người châu Á đã và đang lấy đi việc làm của “người Mỹ gốc bản địa” và hắn cần phải làm gì đó để giải quyết vấn đề. Thật không may, tâm lý “đổ lỗi cho người châu Á” của Purdy là một niềm tin phổ biến ở xứ sở cờ hoa trong suốt những năm 1980 khi các công ty Nhật Bản ngày càng phát triển, cạnh tranh với các công ty của Mỹ. Chỉ trong một đêm, Toyota, Honda và Datsun (Nissan) của Nhật Bản đã lật đổ Big 3 (GM, Ford, Chrysler) và khiến hàng nghìn người Mỹ mất việc làm.

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 4.

Ngay sau khi các nhân viên cảnh sát đến hiện trường, tên Patrick Purdy đã tự sát bằng khẩu súng lục của mình

Sau quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện tên Patrick Purdy có nhiều tiền án tiền sự. Hắn bị bắt khi mới 15 tuổi vì vi phạm lệnh của tòa án, uống rượu khi chưa đủ tuổi, bán dâm vào năm 1980, tàng trữ cần sa, buôn bán ma túy, sở hữu vũ khí bất hợp pháp vào năm 1983 và cướp có vũ trang (hắn chỉ phải ngồi tù 32 ngày vì tội đó).

Vụ nổ súng này đã dẫn đến sự ra đời của Đạo luật Kiểm soát Vũ khí Tấn công ở Mỹ, đây là đạo luật đầu tiên hạn chế vũ khí tấn công trên toàn quốc gia này.

Nỗi đau dai dẳng với người ở lại

Suốt bao năm qua, phần mộ của những đứa trẻ vẫn nằm yên ở một khu đất chỉ cách trường tiểu học Cleveland khoảng 1,5km. Ngoại trừ những lúc có một vài chiếc xe chạy qua, tiếng chim hót líu lo và tiếng tàu chở hàng thỉnh thoảng chạy ầm ầm gần đó, nơi yên nghỉ của bọn trẻ gần như tĩnh lặng.

“Cảnh tượng ngày hôm đó không bao giờ biến mất trong tâm trí chúng tôi. Tôi nghĩ đó là điều mà người ở thế giới bên ngoài không bao giờ cảm nhận được”, Judy Weldon, 65 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu chăm sóc những người bị thương ngày hôm đó, nói. “Đúng vậy, tất cả chúng ta đều phát triển, tiến lên và thay đổi. Nhưng chúng tôi không bao giờ, không bao giờ quên”.

Những vết sẹo không chỉ là cảm xúc. Rob Young, khi đó là học sinh lớp 1, vẫn mang 1 mảnh đạn trong ngực sau khi bị trúng 2 phát đạn. Anh nói rằng vụ bắn súng "sẽ mãi mãi là một phần của tôi".

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 5.

Một số người sống sót sau vụ thảm sát chỉ đơn giản chấp nhận những gì đã xảy ra như một phần của cuộc đời; những người khác cảm thấy mình cần phải trở thành nhà hoạt động xã hội để lên tiếng. Một số người đã gặp rắc rối với luật pháp - như Sarim Chabb, 32 tuổi, ở Stockton, bị thương trong vụ xả súng năm ấy và đến năm 2016, anh bị buộc tội giết người - trong khi những người khác, chẳng hạn như Rob Young, lại trở thành cảnh sát hoặc tìm cách khác để phục vụ cộng đồng của họ.

Kolap Gemma, 37 tuổi, một cựu học sinh Cleveland, hiện vẫn sống ở Stockton, cho biết: “Nó vẫn luôn ở trong tâm trí tôi, nhưng tôi biết mình ổn. Đó là ký ức kinh hoàng nhưng giúp tôi trân trọng cuộc sống này".

Đối với Gemma, ngày 17 tháng 1 năm 1989, là ngày cuối cùng cô được dẫn người bạn hàng xóm 9 tuổi của mình, Rathanar Or, đến bến xe buýt. “Bạn ấy thực sự là một cậu bé ngọt ngào", cô nói. Gemma cho biết, cô có cảm giác như Rathanar vẫn ở bên mình, dõi theo cô từng giây.

Shannon Barrera, 31 tuổi, là học sinh lớp 1 đang chơi ở sân chơi ngày hôm đó. Một trong những người bạn của cô, Ram Chun, 8 tuổi, đã thiệt mạng. Khi lớn lên, Barrera trở thành 1 nhiếp ảnh gia nghiệp dư, cô từng muốn thực hiện một dự án vụ xả súng, nhưng đã bỏ nó sau khi các cựu học sinh Cleveland khác chùn bước.

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 6.

“Họ chỉ là không muốn phải hồi tưởng lại ký ức đau buồn ấy một lần nữa”, cô nói. “Còn tôi chỉ muốn thực hiện dự án ấy để cho mọi người thấy rằng vụ xả súng kinh hoàng năm đó không ngăn cản mọi người có cuộc sống riêng, theo đuổi những gì họ muốn làm”.

Weldon và Julie Schardt là 2 trong số những người chứng kiến vụ việc năm đó. Họ đã trở thành những người bạn thân thiết. Vào tháng 12 năm 2012, một vụ xả súng đẫm máu xảy ra đã cướp đi sinh mạng của 26 người vô tội tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Conn, khiến họ nhớ về ký ức đau buồn: “Nó luôn ở đó trước mặt chúng tôi", Weldon nói. "Chúng ta phải giải quyết triệt để tình trạng này".

Weldon đang nghe điện thoại trong văn phòng trường học thì học sinh chạy vào báo tin có tiếng súng. Schardt đang ở trong lớp học của cô với một học sinh ốm yếu và thoạt đầu nghĩ rằng cô chỉ nghe thấy tiếng pháo hoa.

Schardt sau đó đã tìm thấy một trong những học sinh của cô, Oeun Lim, đã chết. Schardt nhớ lại: “Ai đó dẫn tôi ra ngoài đó và tôi nhìn cô bé 8 tuổi đang nằm trên sân chơi với vết thương rất nặng. Cô bé đang đi đôi giày nhỏ màu đỏ của mình".

David Roberti, chủ tịch Thượng viện bang vào thời điểm đó, là đồng tác giả của dự luật cấm “vũ khí tấn công” - các sản phẩm và mẫu súng bán tự động cụ thể, bao gồm cả loại mà tên Purdy đã sử dụng. Ông đang ở văn phòng của Thống đốc George Deukmejian khi tin tức được truyền đến. Roberti chắc chắn rằng dự luật sẽ không được thông qua nếu không có sự phẫn nộ về vụ thảm sát Stockton.

Giữa làn sóng kỳ thị tấn công người gốc Á tại Mỹ, nhìn về quá khứ của vụ xả súng khiến em bé gốc Việt và các bạn tử vong, nỗi đau đeo đẳng người ở lại - Ảnh 7.

Được ban hành vào tháng 5 năm 1989 và mở rộng vào năm 1999, đây là lệnh cấm vũ khí tấn công đầu tiên của Mỹ. Cùng với vụ xả súng vào tháng 7 năm 1993 cướp đi sinh mạng của 8 người trong văn phòng luật tại 101 California St. ở San Francisco, vụ xả súng ở trường tiểu học Stockton đã giúp "mở đường" cho lệnh cấm vũ khí tấn công liên bang kéo dài từ năm 1994 đến năm 2004. Ngày nay, 6 bang khác và Quận Columbia có lệnh cấm như vậy, trong khi hai bang khác quy định các loại súng như vậy. Roberti nói: “Nó đã làm giảm đáng kể bạo lực súng đạn, nhưng rõ ràng là nó chưa loại bỏ tất cả".

Nguồn: Mercurynews, LATimes