Ngày 8/2 (tức 23/1 âm lịch) ngày ông Công ông Táo về trời, người dân Hà Nội đã đổ xô đi thả cá chép xuống sông, đốt hàng mã.
Ghi nhận của chúng tôi năm nay tình trạng vứt túi nilon, rác thải xuống sông của những người đi thả cá vẫn còn diễn ra. Dù được các tình nguyện viên chỉ dẫn, yêu cầu không vứt rác nhưng nhiều người dân vẫn "vô tư" ném thẳng túi nilon, tro của đồ mã xuống sông.
Người dân Thủ đô đốt vàng mã ngày ông công ông táo.
Không chỉ có ném rác xuống sông, ngày ông Công ông Táo năm nay, người dân mang đồ mã ra đốt ở những khu vực nguy hiểm như trụ điện, bốt điện, đốt ngay giữa đường, trên vỉa hè.
Việc làm này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn, đe dọa tính mạng của chính những người đốt. Nhiều du khách trong và ngoài nước chứng kiến những hình ảnh này đều tỏ ra lo lắng và né tránh những khu vực trên.
Bên cạnh đó, nhiều điểm đốt đồ mã khi hoàn thành, tro cũng không được thu dọn gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 23/1 âm lịch ngoài việc thả cá chép vàng xuống sông, người dân Hà Nội còn đốt vàng mã. Trong ảnh là 2 nam thanh niên đốt vàng mã ngay trên vỉa hè, lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
Việc đốt đồ mã của người dân theo chúng tôi ghi nhận là còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn cho người đi đường. Trong ảnh là người đàn ông đưa đồ mã ra bên đường để đốt, khói bay mù mịt.
Nhiều người còn đem đồ mã ra ngay giữa đường để đốt.
Nam thanh niên đốt đồ mã gần cột điện.
Đốt vàng mã ngay cạnh dàn xe máy hay chiếc ô tô đang dừng đỗ.
Thậm chí nhiều người còn đem đồ mã ra ngay sát các trụ điện để đốt.
Nam thanh niên đốt đồ mã cạnh xe máy trên phố Hàng Bài.
Khói bốc nghi nghút từ nơi đốt vàng mã của một tiệm cà phê trên phố Bà Triệu.
Khách nước ngoài, người đi đường khá lo lắng trước việc làm của những người đốt hàng mã.