Giáo dục khai phóng đáp ứng nhân lực cho nền công nghiệp 4.0

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 23/02/2018

Giáo dục là một trong những lĩnh vực tiên phong cần phải điều chỉnh để cung ứng nguồn nhân lực đạt chuẩn cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội.

Chuyển biến về thị trường lao động

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới. Những công việc đem lại thu nhập cao hơn nhưng cũng đồng thời đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn từ người lao động.

Giáo dục khai phóng đáp ứng nhân lực cho nền công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Ông Trần Anh Tuấn dự báo xu hướng sử dụng lao động trong cuộc CMCN 4.0 với sinh viên ĐH Tân Tạo

Ông Trần Anh Tuấn chia sẻ: “Chỉ tính riêng trong thời điểm hiện tại, nhân lực các ngành khoa học xã hội đáp ứng chưa được 30% nhu cầu thực tế. Dự báo trong khoảng 3 - 8 năm tới, nhu cầu nhân lực ngành này vẫn chiếm vị trí quan trọng trong tổng các nhóm ngành nghề tại VN”.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại TP.HCM giai đoạn 2017 - 2020 đến năm 2025, nhóm ngành khoa học xã hội – nhân văn - du lịch cần tới 16.200 người làm việc mỗi năm. Đây là nhóm ngành đứng thứ 3 về số lượng việc làm được tạo ra trong tổng số 8 nhóm ngành (sau kỹ thuật công nghệ và kinh tế - tài chính – ngân hàng – pháp luật – hành chính).

Như vậy, dù số lượng việc làm được tạo ra không giảm nhưng sẽ đòi hỏi ngày càng cao với người lao động về khả năng tư duy và sáng tạo. Khi đó, người lao động phải có kiến thức đa ngành và xuyên suốt mới thích nghi được.

Mô hình giáo dục khai phóng tạo ra nguồn nhân lực đạt chuẩn 4.0

Giám đốc truyền thông và tuyển sinh của Trường ĐH Tân Tạo, ông Hà Thanh Tân cho rằng: “Giáo dục khai phóng là mô hình phổ quát nhất ở Mỹ, đào tạo theo hướng đa diện ở tất cả các môn học từ văn hóa, xã hội đến chuyên ngành, không đơn thuần là đơn diện như giáo dục truyền thống. Tức là học một ngành vẫn có thể làm được nhiều nghề. Học kinh tế vẫn có thể làm được truyền thông, kinh doanh hay marketing”.

Giáo dục khai phóng đáp ứng nhân lực cho nền công nghiệp 4.0 - Ảnh 2.

Trong quá trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, nhiều câu hỏi của học sinh đặt ra là bằng cách nào để ngay tại sân nhà vẫn có thể tự tin hội nhập với thế giới trong guồng quay của cuộc CMCN 4.0. Ông Hà Thanh Tân chia sẻ, chúng ta phải học cách thế giới đang học. Hình thức du học tại chỗ và giáo dục khai phóng chính là chìa khóa giúp người học tiếp cận được với tư duy đặt vấn đề và suy nghĩ của các nước tiên tiến. Cách hiểu ra nước ngoài du học mới trở thành công dân toàn cầu là máy móc. Thực tế, trong thời đại 4.0 thì học tập và làm việc tại Việt Nam cũng được kết nối toàn cầu. “Điều quan trọng không phải học ở đâu mà học trong môi trường như thế nào và bản thân người học có thật sự đam mê với ngành nghề mình chọn hay chưa? Đã thật sự nỗ lực để thay đổi mình chưa hay còn ngại khó? Nếu học tập và làm việc với tinh thần say mê, luôn nỗ lực tìm tòi sáng tạo cái mới thì tin chắc cơ hội việc làm luôn rộng mở…”, ông Tân phân tích.

Giáo dục khai phóng đáp ứng nhân lực cho nền công nghiệp 4.0 - Ảnh 3.

Ông Hà Thanh Tân tư vấn và trao đổi thêm với học sinh trong một chương trình về Kỹ năng hội nhập công dân toàn cầu và cuộc CMCN 4.0

Tuy nhiên, theo ông Tân dù bất cứ hình thức nào, khi đã xác định hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học cần phải xác định được rõ mục tiêu của mình, chủ động và cầu thị trong tinh thần tự học. “Các em học sinh, sinh viên cần phải biết được đam mê của bản thân là gì, thế mạnh là gì, kỹ năng biến những điểm yếu thành điểm mạnh, trang bị vốn ngoại ngữ. Đó chính là công thức để hội nhập”, ông Tân nhắn nhủ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày