Trang báo Mỹ The Washington Post đã mô tả mức nhiệt đỉnh điểm 43,4 độ C đo được ở tỉnh Hà Tĩnh vào cuối tháng 4 vừa qua là "đủ làm tan chảy bút sáp màu, hóa lỏng sô-cô-la và khiến mức nhiệt trong một chiếc xe hơi đậu ngoài trời vượt quá 60 độ C". Đợt nắng nóng khủng khiếp trên toàn quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy tới cuộc sống của người Việt, trong đó có vấn đề giao thông vốn đã nhiều bất cập.
Người tham gia giao thông "không chịu nổi nhiệt", sẵn sàng phá luật
Thành phố vốn là nơi người dân nhiều vùng lân cận đổ về để đi làm, mưu sinh nên mật độ giao thông đô thị luôn trong tình trạng đông đúc, đặc biệt vào giờ tan tầm. Người dân Việt Nam vốn đã quá quen và dần bớt "hùng hổ" hơn khi gặp cảnh đường đông, tắc nghẽn. Nhưng dưới cái thời tiết oi nóng 35 - 40 độ C, việc giữ bình tĩnh và tỉnh táo để không vi phạm luật giao thông dường như đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Tắc đường trong những ngày nắng nóng
Một bộ phận người đi đường "không chịu nổi nhiệt" sẵn sàng từ bỏ ý thức để lấn làn, vượt đèn đỏ bất chấp xảy ra hỗn loạn, ùn tắc. Nhiều người điều khiển xe máy cứ thấy đông trước mặt là lập tức phi lên vỉa hè để cố nhích thêm được đoạn nào hay đoạn ấy, rồi lại xoay sở đi xuống lòng đường làm gây nên hiệu ứng giao thông thắt cổ chai. Chưa kể, tâm lý mang ô tô ra đường đi cho đỡ nóng của người Việt vô tình làm những con đường ngày thường đã chật hẹp, giờ lại càng tắc nghẽn.
Khí thải từ các phương tiện chạy xăng như "đổ thêm dầu vào lửa"
Trong những ngày nắng gắt cao điểm, người đi bộ trên vỉa hè hay đi xe buýt dù có núp dưới những bóng cây to nhất cũng không sao thoát khỏi cái nóng như thiêu như đốt trong không khí. Trên vỉa hè khổ là vậy, người tham gia giao thông dưới lòng đường còn khổ gấp mấy lần khi dưới chân là mặt đường nhựa được phơi nắng từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, xung quanh là hàng chục chiếc xe máy/ô tô chạy xăng nghi ngút tỏa nhiệt, tỏa mùi khí thải động cơ.
Thấy bóng mát hãy dừng xe - Thấy ô tô thì phải né
Không chỉ chứa đầy những dư lượng hóa chất độc hại từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, cái thứ khí thải từ ô tô, xe máy xăng ấy còn như đổ thêm dầu vào lửa giữa cơn nắng nóng, oi bức vốn đã quá sức chịu đựng.
Giải pháp nào cho "cơn ác mộng"?
Đáp án thuyết phục nhất có lẽ nằm ở việc khuyến khích người dân thay thế dần các phương tiện chạy xăng truyền thống với những đặc tính gây hại đến môi trường và giao thông, chuyển sang một phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, chẳng hạn như xe máy điện, tàu điện, xe đạp. Và một thương hiệu tiếng tăm từ Hàn Quốc là MBIGO gần đây cũng du nhập 3 dòng xe máy điện mới vào Việt Nam với dự định xây các trạm đổi pin phủ kín trên cả nước. Có thể thấy, những ông lớn này vốn đã nhìn ra cách giải quyết vấn nạn giao thông ở nước ta từ lâu.
Xe máy điện thường có kích cỡ nhỏ gọn, dễ di chuyển linh hoạt ở điều kiện đường đông và hạn chế khả năng va quệt, tai nạn. Đặc biệt, xe máy điện không hề tỏa nhiệt hay tạo ra khí thải khi vận hành như xe xăng truyền thống. Bên cạnh đó, xe máy điện cũng có thể coi là lời giải cho bài toán kinh tế tham gia giao thông khi giá xăng ngày một tăng cao, và xăng dầu cũng không phải là một nguồn năng lượng vĩnh cửu. Với xe máy điện, sạc điện ở nhà trong vòng 2-3 tiếng là đủ đi cả chặng đường 50-80 cây số, tính ra chi phí chỉ bằng ¼, ⅕ so với tiền xăng. Đó là chưa kể chi phí bảo dưỡng, phụ tùng thay thế khi xe xăng hỏng hóc.
Lời kết
Xe máy điện không phải là một loại phương tiện mới, chỉ là người Việt vẫn chưa từ bỏ được thói quen cũ. Với nhiều ưu điểm lớn, xe máy điện không chỉ phù hợp với người và đường ở Việt Nam, mà còn đặc biệt hữu dụng trong việc làm giảm tác hại từ giao thông tới môi trường. Hy vọng một ngày không xa, chúng ta được thấy loại phương tiện sạch này thay thế cho những phương tiện chạy xăng vẫn đang góp phần làm nỗi ác mộng giao thông mùa nóng thêm kinh hoàng.