Giải mã: Giọng ghi âm "vừa chua vừa thé", nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu?

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 11/06/2020

Có nhiều sự việc tưởng chừng hiển nhiên nhưng lại khiến người lớn khó giải thích tại sao.

Trẻ con luôn luôn đặt câu hỏi khiến cha mẹ phát cáu. Người ta vẫn tưởng câu hỏi của trẻ con toàn điều viển vông nhưng sự thực lắm khi chúng lại đánh đố đến mức người trưởng thành cũng khó trả lời được. Cùng khám phá các câu hỏi hiển nhiên nhưng cũng đầy oái ăm nhất nhé!

Tại sao chúng ta nổi da gà?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 1.

Nổi da gà là một đặc tính cổ xưa con người vẫn để lại từ thời động vật đến từ việc co thắt các nang lông giúp cơ thể ấm lên. Khi gặp kẻ thù, việc co thắt cũng giúp cơ thể trông to ra khiến chúng ta trở nên đáng sợ hơn. Hiện tượng nổi da gà xuất hiện khi chúng ta quá lạnh hoặc gặp tình huống nhạy cảm khiến cơ thể bị tác động mạnh về cảm xúc dẫn đến việc sản sinh hormone adrenaline.

Tại sao giọng ghi âm "vừa chua vừa thé"?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 2.

Có lẽ trên đời này, những người cảm thấy thích giọng nói của chính mình sau khi thu âm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi lẽ vì giọng của chúng ta khi tự nghe không sao mà không hiểu thế nào lúc ghi âm thì khác quá. Nhưng thực tế phũ phàng là giọng trong ghi âm mới đích thị giọng thực của bạn!

Nguyên nhân bởi khi chúng ta nghe giọng nói của mình được ghi âm lại, sóng âm từ loa phát sẽ di chuyển trong không khí một quãng đường rồi mới lọt vào tai chúng ta, cũng chính là giọng thực mà những người khác nghe ta nói. Còn khi đang nói, âm thanh bạn nghe trong đầu lại khác bởi sóng âm truyền vào tai bạn rồi biến thành các tín hiệu thần kinh cho não bộ xử lý.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghe giọng nói của chính mình mà không muốn mất công ghi âm thì chỉ cần bịt tai trái lại và nói.

Cảm giác đau buốt đầu sau khi ăn đồ lạnh?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 3.

Bạn có nhận thấy rằng đôi khi ăn kem bạn cảm thấy đau buốt đầu dữ dội? Nguyên nhân là khi ăn đồ lạnh qua vòm họng nhanh sẽ kích thích niêm mạc, các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh co lại trong khi vùng não lại giãn phồng hơn bình thường. Khi đó các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu thậm chí cảm giác như bị giật điện, buồn nôn...

Da trở nên đem nhẻm nhưng tóc lại phát sáng dưới ánh mặt trời?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 4.

Trong cả 2 trường hợp, mặt trời đã phá vỡ melain, chất có trách nhiệm tạo nên màu da và tóc. Điểm khác biệt nằm ở mức độ phản ứng mạnh khi bị áp lực. Khi sắc tố bị phá vỡ trong tóc thì nó không được tái bổ sung lại khiến tóc tưởng như phát sáng. Nhưng trong da lại tái bổ sung sắc tố melanin mạnh hơn làm cho da tối màu lại.

Tại sao mắt không bị đóng băng khi trời lạnh?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 5.

Bạn có nhận để ý lông mi của chúng ta có thể đóng băng khi trời lạnh nhưng mắt thì không cảm nhận được gì? Nguyên nhân là do không có tế bào thụ thể nhiệt độ trong mắt con người. Bên cạnh đó, phần lớn nhất của nhãn cầu nằm trong não bộ và chúng đã được sưởi ấm bằng dòng máu lưu thông trong cơ thể.

Nheo một bên mắt khi ăn đồ chua?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 6.

Đừng lo, phản ứng với đồ chua là...bản năng tự nhiên của con người! Ngày xưa khi con người phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên, họ phải thử rất nhiều quả mới. Và quả chua có thể mang độc tố nên hành động nhăn nhó khi ăn là bản năng của chúng ta để cảnh báo với người xung quanh. Bên cạnh đó, việc nheo 1 bên mắt cũng giúp tránh được giọt bắn từ đồ chua, thứ có nhiều axit có thể gây hại cho mắt.

Tại sao bụi trên chỗ màu đen lại ra màu trắng, còn trên chỗ màu trắng lại ra màu đen?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 7.

Thực tế, bụi có màu xám nhưng vì chúng quá nhỏ nên chúng ta không thể nhìn ra được màu sắc thật có nó. Chúng ta chỉ phát hiện được bụi thông qua màu sắc trắng hơn hay tối màu hơn so với màu không gian xung quanh.

Tại sao bạn bị say xe?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 8.

Thử tưởng tượng cuối tuần được đi chơi mà phải ngồi trên ô tô sẽ khiến nhiều người oải thế nào vì cơn ác mộng mang tên "say xe". Đây là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột dẫn đến cảm giác chóng mặt và buồn nôn.

Tại sao kim giờ, kim phút lại chạy theo chiều kim đồng hồ?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 9.

Ngày xưa sự chuyển động tương đối của Mặt trời và Trái Đất được sử dụng để tính thời gian. Cụ thể, người xưa dựa trên bóng 1 chiếc cọc và theo dõi phần phủ bóng. Mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây nên bóng cũng chuyển động theo chiều từ Tây sang Đông. Người xưa tính thời gian dựa trên vị trí của Mặt trời - và thời điểm buổi trưa là khi Mặt trời ở trên cao nhất.

Quay trở lại vấn đề vì sao "thuận chiều kim đồng hồ", ta cần quan tâm vị trí của bạn. Nếu bạn ở Bắc bán cầu, Mặt trời xuất hiện từ trái qua phải nên ghi nhận cái bóng từ Tây sang Đông, tức chiều kim đồng hồ hiện tại. Tuy nhiên, nếu bạn ở Nam bán cầu sẽ có xu hướng quay ngược lại.

Điều đặc biệt là vào thế kỷ thứ 14, người ta lại theo dõi chiếc dõi chiếc đồng hồ cơ khí thông qua sự chuyển động của Mặt trời đặt ở Bắc bán cầu. Chính vì vậy, mọi người cứ thế đặt niềm tin vào sự dịch chuyển kim đồng hồ như hiện tại.

Chất thải của hành khách trên máy bay sẽ "đi" về đâu?

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 10.

Khi đi máy bay, bạn sẽ nhận ra rằng bồn cầu máy bay không hề ngập nước như các loại bồn cầu thông dụng mà chúng ta đang dùng hiện tại. Một khi bạn "xong việc" và bấm xả, hệ thống sẽ kích hoạt chức năng hút "sản phẩm" để làm sạch bồn cầu.

Sau đó, các chất thải sẽ được chuyển vào thùng lớn và đặt đâu đó khu gầm máy bay. Khi hạ cánh, có một loại phương tiện chuyên dụng để dọn đống kinh khủng dự trữ đó mang tên "honey truck". Và thực tế mỗi lần hút như vậy, nhân viên làm vệ sinh "thu hoạch" được hàng trăm đến hàng nghìn lít chất thải trước khi máy bay tiếp tục sẵn sàng để cất cánh cho chặng bay tiếp theo.

(Theo: Brightside)

Giải mã: Giọng ghi âm vừa chua vừa thé, nheo mắt khi ăn chua, chất thải toilet máy bay đi đâu? - Ảnh 11.