Trong thời tiết nóng bức của mùa hè, tủ lạnh trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu trong gia đình. Ai cũng muốn cho các loại hoa quả, nước uống, đồ ăn ... vào tủ đễ giữ độ tươi ngon và có vị mát lạnh khi ăn. Tuy nhiên, nếu quá ỷ lại và không sử dụng đúng cách thì việc sử dụng tủ lạnh trong hè sẽ rất dễ gây bệnh cho người dùng. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa.
Do chức năng đường tiêu hóa của con người thường yếu vào mùa hè. Nếu sử dụng quá nhiều đồ lạnh rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
Dù tủ lạnh có thể ức chế hoạt động của hầu hết các loại vi khuẩn nhưng vẫn có một số vi khuẩn có thể tồn tại và sinh sôi ở nhiệt độ thấp, "bám chặt" vào thực phẩm. Nếu sử dụng sai cách hoặc xử lý thực phẩm không đúng rất dễ khiến những vi khuẩn có hại này xâm nahjp vào cơ thể vầ gây ra hàng loạt bệnh nhiễm trùng. Trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người già và trẻ em, những người có sức đề kháng kém.
1. Viêm ruột
Dù nhiệt độ trong ngăn đá của tủ lạnh rất thấp, có thể ức chế sự sản sinh của hầu hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, một số loại nấm mốc ưa lạnh vẫn có thể tiếp tục phát triển. Thực phẩm mang những vi khuẩn này khi ăn sẽ gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm phúc mạc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn...
Đặc biệt, khuẩn E. Coli được tìm thấy trong một số loại đất trồng rau thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh. Nếu nhiễm trùng từ rau chưa làm sạch đã được bỏ vào tủ sang những thực phẩm bên cạnh rất có thể sẽ gây ra các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, sốt... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, còn có một loại vi khuẩn tên là Yersinia thường có trong lợn, gia súc và các động vật khác. Nếu các loại thực phẩm trên được bảo quản trong tủ lạnh không được nấu chín hoàn toàn rất dễ gây ra các bệnh về đường ruột.
2. Viêm phổi
Nếu tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên khiến dàn bay hơi hay quạt dàn lạnh rất dễ sản sinh các loại nấm mốc. Những người có cơ địa dị ứng hoặc trẻ em khi hít phải không khí có chứa những vi khuẩn nấm mốc này rất dễ dẫn đến các triệu chứng như ho, đau tức ngực, ớn lạnh thậm chí là sốt, khó thở...
3. Viêm dạ dày
Vào mùa hè, nhiều người thường xuyên ăn những đồ trong tủ lạnh khiến đường tiêu hóa bị kích thích mạnh, mạch máu lập tức co lại khiến lưu lượng máu giảm theo. Dịch tiêu hóa trong đường tiêu hóa không thể tiết ra, thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.
4. Đau đầu
Nhiệt độ của thực phẩm vừa lấy ra khỏi ngăn đá của tủ lạnh thường là -6 độ C, chênh lệch khá nhiều so với nhiệt độ khi đưa thực phẩm vào môi trường cơ thể là khoảng 37 độ C. Chênh lệch nhiệt độ lớn giữa hai bên, nếu lập tức vội vàng nuốt xuống sẽ gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc miệng, co thắt mạch máu vùng đầu và có thể gây ra nhiều triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
1. Không đặt thực phẩm ở vị trí thích hợp
Hầu hết mọi người khi đặt thức ăn vào tủ lạnh sẽ để vào bất cứ chỗ nào còn trống. Tuy nhiên, việc làm này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
Trên thực tế, việc phân chia ngăn tủ lạnh không chỉ để phân biệt không gian nhiệt độ khác nhau mà còn đảm bảo hiệu quả bảo quản thực phẩm.
Kệ cửa tủ lạnh thích hợp đựng các loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn mạnh như dưa chua, các loại đồ chua, mứt... Do cửa tủ lạnh thường xuyên mở nên vị trí này thường phải chịu ảnh hưởng của không khí bên ngoài, không thích hợp để bảo quản thwucj phẩm dễ hỏng như thịt đã nấu chín hay sữa đã mở nắp.
Ngăn đông lạnh thích hợp bảo quản những loại thịt đã nấu chín, thịt xông khói, sữa chua, phô mai... Ngăn mát nên lưu trữ các thực phẩm có thể được hâm nóng dễ dàng như thức ăn thừa, trứng đã luộc, các loại rau và trái cây...
2. Không chú ý thời gian bảo quản
Tủ lạnh chỉ đóng vai trò trì hoãn sự hư hỏng của thực phẩm chứ không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và giữ thực phẩm tươi ngon mãi mãi. Vì vậy, thực phẩm sau khi cho vào tủ lạnh cũng có thời gian lưu trữ nhất định, không nên sử dụng thực phẩm đã bảo quản quá lâu.
Ví dụ: Trứng gà tươi có thể bảo quản từ 30 - 60 ngày, trứng gà đã luộc có thể giữ trong 6 - 7 ngày. Cà chua chín giữ được trong 12 ngày. Cá giữ trong ngăn đông lạnh từ 90 - 180 ngày, trong ngăn mát là từ 1 - 2 ngày. Các loại thịt gia súc, gia cầm có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 - 3 ngày và khoảng 90 ngày trong ngăn đông lạnh.
3. Lấy đồ trong tủ ra ăn ngay
Dù thời tiết nóng đến đâu cũng không nên lấy thức ăn trong tủ và trực tiếp sử dụng ngay. Đồng thời cũng không nên ăn quá no khi đang tiết nhiều mồ hôi. Nên hâm nóng hoàn toàn trước khi ăn để đảm bảo an toàn, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
4. Không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Khi mở tủ lạnh, nếu ngửi thấy mùi khó chịu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đang "xâm chiếm". Những vi khuẩn sống được trong môi trường đông lạnh sẽ không ngừng sản sinh và tạo ra những chất khí có mùi hôi khó chịu như trimethylamine, hydro sulfide, methyl mercaptan, methylamine... Hỗn hợp của nhiều khí độc hại trong tủ sẽ làm tăng tốc độ hư hỏng của các nguyên liệu tươi trong tủ lạnh.
2 mẹo nhỏ khử mùi hôi tủ lạnh nhanh chóng
- Lau sạch bên trong tủ bằng miếng vải nhúng giấm. Không chỉ có tác dụng khử mùi mà còn có thể khử trùng.
- Đặt một miếng dứa hoặc gừng nhỏ vào góc tủ lạnh để khử mùi hôi.
Lưu ý: Không sử dụng nước khử trùng hoặc các loại chất tẩy rửa để vệ sinh tủ lạnh. Những chất chất khử trùng này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm, gây nguy hiểm cho người dùng. Cùng với đó, nhiệt độ tủ lạnh nên đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ở ngăn mát vào khoảng 4 độ C và ngăn đông đá vào khoảng âm 18 độ C.
Nguồn và ảnh: aboluowang, pinterest