Drama làng chuột bạch: 2 con chuột cái trong viện khoa học Trung Quốc đẻ ra con, không có con đực nào tham gia vào câu chuyện này

Cào Cào, Theo Helino 15:00 12/10/2018

Đây không phải một câu chuyện hy hữu kỳ quái, mà là công trình nghiên cứu rất nghiêm túc của viện khoa học Trung Quốc.

Các bé chuột đã ra đời từ hai bà mẹ và... hoàn toàn không có sự tham gia của một chú chuột đực nào. Đây là kết quả của quả trình nghiên cứu từ Viện Khoa Học Trung Quốc. Trải qua rất nhiều công đoạn tái cấu trúc gen vô cùng tỉ mỉ, quy luật sinh sản cuối cùng cũng được con người phá vỡ. 

Drama làng chuột bạch: 2 con chuột cái trong viện khoa học Trung Quốc đẻ ra con, không có con đực nào tham gia vào câu chuyện này - Ảnh 1.

Các nhà khoa học gọi đôi chuột cái mới đẻ con là cặp "song mẫu", hiện chúng vẫn đang trong giai đoạn hậu sản, hết sức khoẻ mạnh và nuôi con vô cùng tận tâm. 

Đây đúng là tin buồn với cánh chuột đực. Một cặp "song phụ" khác cũng được thử nghiệm sinh con nhưng tiếc thay, bé chuột chỉ sống được vài ngày. 

Nghiên cứu này có ý nghĩa gì?

Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi hết sức cơ bản: chúng ta quan hệ tình dục để làm gì?

Động vật có vú, bao gồm con người chỉ có thể sinh em bé qua hoạt động tình dục, tức là bạn cần trứng từ mẹ, và tinh trùng từ bố. Tuy nhiên, không phải mọi loài đều tuân theo quy luật như vậy, một vài loài cá có giống cái tự sinh sản được, ngoài ra còn có bò sát, lưỡng cư và chim cũng có thể "tự mình hành sự".

Với sự phát triển thần kì của khoa học hiện nay, chào mừng các bạn đến với một thế giới lạ lùng của SINH SẢN ĐƠN TÍNH.

Mục đích của các nhà khoa học Trung Quốc là muốn tìm ra việc cần phải phá vỡ quy luật nào của sự sinh sản để tạo ra những bé chuột nhí từ các cặp đôi đồng giới.

Drama làng chuột bạch: 2 con chuột cái trong viện khoa học Trung Quốc đẻ ra con, không có con đực nào tham gia vào câu chuyện này - Ảnh 2.

Với cặp chuột cái, câu chuyện đương nhiên là dễ dàng hơn. Họ lấy một tế bào trứng từ một chú chuột, và một loại tế bào khác - phôi thai trứng đơn bội từ chú còn lại.

Cả hai loại tế bào đều chứa các cấu trúc DNA cần thiết cho việc hình thành một cá thể mới, nhưng chỉ ghép chúng lại với nhau thì vẫn chưa đủ. Các nhà nghiên cứu cần sử dụng công nghệ "sửa gen" để xoá đi ba cấu trúc gen, giúp những cấu trúc còn lại tương hợp với nhau. 

Với cặp chuột đực, câu chuyện trở nên phức tạp hơn một chút: Các nhà nghiên cứu lấy tinh trùng, một phôi thai đơn bào đực kết hợp với nhau.

Tiến sĩ Teresa Holm đến từ đại học Auckland, New Zealand nói về dài hạn, hoàn toàn có cơ hội cho các cặp đôi đồng tính sinh con. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh vấn đề về đạo đức, an toàn và rất nhiều trở ngại mà nhân loại phải vượt qua trước khi áp dụng công nghệ sinh sản đơn tính. Nó sẽ chưa được phép triển khai chừng nào các nhà khoa học có thể đảm bảo rằng những đứa trẻ được sinh ra từ công nghệ này có thể lớn lên hoàn toàn bình thường về thể chất và tinh thần.

"Nếu hai người đồng giới có thể sinh con được thì quan hệ tình dục là không cần thiết nữa à?"

"Không, vẫn cần chứ", các nhà khoa học trả lời.

Theo BBC