Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già!

Kim Hoàn Spiderum, Theo Trí Thức Trẻ 14:40 12/05/2017
Chia sẻ

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, cáu kỉnh sẽ tác động lớn đến các tế bào thần kinh lão hóa.

Nếu bạn là người hay cáu kỉnh thì khoan đã nào, đừng vội nổi nóng. Vì rất có thể, mỗi lần bạn bực tức, khuôn mặt của bạn lại già đi thêm một chút đấy!

Bạn đã bao giờ ngạc nhiên khi bắt gặp ai đó trông quá già hoặc quá trẻ so với tuổi thực của họ chưa? Tất nhiên, như bạn đã biết, sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến điều này như lối sống, ăn, ngủ, tập luyện, gene di truyền...

Nhưng có một nhân tố nữa có thể sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên. Đó chính là suy nghĩ. Vâng, suy nghĩ ngay lúc này của bạn rất có thể đang quyết định bạn trông già hay trẻ hơn tuổi thực trong tương lai.

Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già! - Ảnh 1.

Mỗi lần bạn bực tức, khuôn mặt của bạn lại già đi thêm một chút

Nhà nghiên cứu Elizabeth Blackburn người Mỹ từng đạt giải Nobel và nhà tâm lý học, Elissa Epel đã gọi đây là "hiệu ứng telomere". Hai nhà khoa học này dành nhiều thời gian nghiên cứu và mới đây họ đã công bố cuốn sách về chủ đề này.

Họ cho biết bất cứ hành động nào của chúng ta đều có tác động đến tế bào lão hóa khiến chúng diễn ra nhanh hơn, chậm hơn hoặc có thể là tạm thời ngừng hoạt động. "Cáu kỉnh" cũng chính là một trong các hành động ấy.

Xét về sinh học: Hãy cẩn thận với các đoạn telomere

Trước tiên, để hiểu được về học thuyết của hai nhà khoa học này, hãy cùng tìm hiểu một chút về các đoạn telomere. Telomere xuất hiện ở cuối các nhiễm sắc thể của chúng ta, bảo vệ cho nhiễm sắc thể không bị hư hỏng, rời rạc. Mỗi lần chia tách tế bào, đoạn telomere lại ngắn đi một chút. Đây là một trong những nguyên nhân khiến con người trở nên lão hóa.

Và cũng theo hai nhà khoa học Blackburn và Epel, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến các đoạn telomere này trở nên ngắn đi.

Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già! - Ảnh 2.

Suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến các đoạn telomere này trở nên ngắn đi

Hãy hạn chế hoài nghi, chỉ trích

Những người dễ dàng nổi nóng, khó chịu với người khác được các nhà khoa học xếp vào một nhóm mang tên "những người dễ kích động". Những người ở nhóm này thường gặp các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp. Không những vậy, đoạn telomere của họ cũng nhanh chóng trở nên ngắn hơn so với những người ít nổi nóng.

Hai nhà khoa học này cho biết: "Những người có mức độ hiếu chiến cao thường dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Họ thường là những người lão hóa nhanh hơn những người bình thường".

Sự bi quan thúc đẩy sự lão hóa

Những người bi quan có xu hướng xuất hiện những đoạn telomere ngắn. Cũng giống như nhóm người dễ bị kích động, những người bi quan dễ dàng xuất hiện các vấn đề về sức khỏe khiến giảm tuổi thọ. 

Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già! - Ảnh 3.

Không những vậy với người bi quan, quá trình hình thành ung thư và các căn bệnh về tim mạch cũng diễn ra nhanh hơn thông thường.

Khi những kỉ niệm buồn trôi qua, hãy đừng lưu luyến chúng

Nghiên cứu của hai nhà khoa học cho biết những đoạn telomere ngắn còn được phát hiện ở những người thường xuyên suy nghĩ, day dứt về quá khứ. 

Hai bà phân biệt rõ ràng sự khác biệt về tính chất và sự ảnh hưởng sức khỏe giữa những hoài niệm tươi đẹp và các ám ảnh trong quá khứ.

Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già! - Ảnh 4.

Sự day dứt trong quá khứ được xem như một chất keo "dính chặt" cơ thể với những suy nghĩ, cảm xúc hồi hộp, sợ hãi. Nguy hiểm hơn, chúng còn có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác về tâm lí.

Sự kìm nén chẳng khiến điều gì tốt hơn cả

Sự chịu đựng trong tâm hồn có thể là một nơi tuyệt vời để các suy nghĩ không vui trú ngụ. Chúng ta thường cố gắng bỏ qua những thứ khiến mình cảm thấy không hài lòng. Tuy nhiên làm như vậy chưa hẳn là đã tốt cho sức khỏe.

Việc phải trốn tránh những suy nghĩ tiêu cực cũng tác động không tốt đến các đoạn telomere gây lão hóa cơ thể. 

Động tí cứ cáu kỉnh đi rồi thì đừng hỏi vì sao mình nhanh già! - Ảnh 5.

Khi chúng ta chịu đựng, trốn tránh những suy nghĩ không tốt, chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy áp lực. Và rõ ràng khi những áp lực này biến thành áp lực kinh niên, đó hẳn là một điều còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Đối với những người lão hóa nhanh, đây được xem như một liều thuốc đem đến niềm tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát sự lão hóa của mình. 

Vì vậy, nếu bạn là một người dễ bị kích động, bi quan hay luôn chịu ám ảnh của một nỗi đau trong quá khứ, cho dù sẽ khó khăn, hãy cố gắng thay đổi những thói quen không tốt này. 

Và thay cho lời kết, xin được gửi đến thông điệp của hai nhà khoa học Blackburn và Epel: Hãy cứ để mọi suy nghĩ trong cuộc sống nhẹ bay!

Nguồn: Inc-asean

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày