"Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân"

Ngọc Tú, Theo Pháp luật và Bạn đọc 22:25 21/10/2020

Hơn 3 ngày qua, anh Ký mượn chiếc thuyền nhỏ liên tục chở người ra sơ tán, rồi lại nhận hàng cứu trợ chở vào cứu những người bị ngập lụt không ra ngoài được.

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 1.

Đến chiều tối 21/10, trời tạnh mưa, nước lũ ở Hà Tĩnh bắt đầu rút chậm. Tuy nhiên, nhiều vùng vẫn ngập sâu, nhiều nhà dân vẫn bị ngập hơn 1m

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 2.

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị lụt nặng nhất do ảnh hưởng của việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ, trong đó có các xã Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh bị ngập nặng

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 3.

Xã Cẩm Duệ có 12 thôn thì 11 thôn với 2.100 hộ bị ngập sâu trong nước. Trong đó có 1.800 hộ bị ngập sâu gần 2m

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 4.

Trưa 21/10, nước lũ ở xã Cẩm Duệ rút dần. Tuyến đường vào trung tâm xã được thông nên nhiều chuyến hàng từ thiện được đưa vào cứu trợ người dân

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 5.

Biết nhiều đoàn đến cứu trợ, người dân liền tập trung tại 1 vị trí khô ráo để được nhận hàng cứu trợ

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 6.

Nhiều người mang thuyền ra lấy hàng, thực phẩm cứu trợ rồi đẩy thuyền đi vòng quanh xóm để phân phát cho các gia đình không thể ra ngoài do nước ngập sâu

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 7.

Suốt 3 ngày qua, anh Hồ Văn Ký (trú xóm Trần Phú, Cẩm Duệ) đã mượn 1 chiếc thuyền nhỏ, hàng ngày đi xung quanh xóm, vận chuyển người của các gia đình bị ngập ra sơ tán, rồi lại nhận hàng cứu trợ đến phân phát cho các gia đình đang bị ngập sâu

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 8.

Trưa 21/10, anh Ký nhận suất cơm từ 1 đoàn từ thiện, rồi đứng dựa vào bức tường đang ngập trong nước lũ, ăn ngon lành. Anh bảo: "Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để tranh thủ thời gian còn vào chở người ra, chở hàng vào cứu người dân bị ngập nữa!"

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 9.

Cảm động trước việc làm của anh Ký, một đoàn từ thiện đã rút tiền mặt ra tặng anh

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 10.

Xã Cẩm Duệ chịu ảnh hưởng nặng của trận lũ lịch sử này. Người dân cho biết, nước lên rất nhanh khiến họ không kịp đưa tài sản ra ngoài

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 11.

Kho lúa gạo của gia đình bà Phan Thị Thúy ở thôn Phú Thượng bị lũ ngập làm ướt hỏng khoảng 30 tấn. Bà Thúy cho biết, biết lũ lên cao nhưng chỉ biết đứng nhìn tài sản chìm trong nước chứ không thể làm gì hơn

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 12.

Nước lũ chảy xiết khiến nhiều tuyến đường ở xã Cẩm Duệ bị sạt lở nghiêm trọng

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 13.

Nhiều cổng nhà dân, tường rào bị sập nham nhở. Bên trong, tài sản bị ướt gần như hoàn toàn vì người dân không kịp trở tay

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 14.

Một em bé trú trên tầng 2 vẫy tay gọi khi mẹ đang lội ra ngoài nhận hàng cứu trợ từ các đoàn từ thiện về xã Cẩm Duệ

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 15.

Sau khi nhận hàng cứu trợ, ông Lê Huy Nhuần (70 tuổi, trú xóm Phú Thượng) lại lội nước ngang ngực, đẩy thuyền chở 2 đứa cháu về căn nhà phía trong làng

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 16.

Đường vào nhà ông Nhuần ngập sâu 1,5m, còn trong nhà bị ngập khoảng 1m. Mọi đồ đạc được ông kê lên nhưng vẫn bị hư hỏng nhiều

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 17.

Quá trưa 21/10, nhóm 3 người đàn ông này phải tranh thủ ngồi ăn cơm ngay trên thuyền sau 1 buổi vất vả chèo thuyền vượt lũ. Những người này đến từ xã vùng biển Thiên Cầm, mang thuyền lên để giúp sơ tán người dân và mang hàng cứu trợ vào giúp người dân

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 18.

Nhận những chiếc bánh chưng cứu trợ, ông Bùi Quang Việt (trú xã Cẩm Duệ) và vợ đứng trên tầng 2 bóc ăn. Do nhà ngập sâu trong lũ nên không thể nấu nướng gì. Sinh hoạt 3 ngày qua đều nhờ vào các đoàn từ thiện giúp đỡ

Đói quá, phải ăn vội miếng cơm để còn chở hàng vào cứu người dân - Ảnh 19.

Đến tối 21/10, nước lũ ở Hà Tĩnh đang dần rút. Người dân nơi đây lại thêm 1 đêm sống chung với lũ trong cảnh thiếu thốn trăm bề...