"Đổ xô" đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 19/05/2021

Nhất kinh doanh, nhì công nghệ… đang là xu hướng chọn ngành nghề hiện nay của thí sinh. Muốn có cơ hội trúng tuyển cao, ra trường có việc làm tốt thí sinh cần phải có những lựa chọn thông minh.

Đổ xô đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào? - Ảnh 1.

Đa dạng ngành nghề

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý tiếp tục "hot" nhất năm 2021 với hơn 1,2 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Trong khi đó, số chỉ tiêu chỉ có 118.679, như vậy, nguyện vọng cao gấp hơn 10 lần so với chỉ tiêu.

Theo Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định (GDU) cho biết: "Không ngoài dự báo, lĩnh vực kinh tế, công nghệ sẽ được nhiều học sinh lựa chọn. Đây là 2 lĩnh vực luôn có lượng đăng ký cao bởi nhiều trường dạy, đa dạng ngành nghề, cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao."

Theo ông Chung, các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý như: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Marketing, Thương mại điện tử, Kế toán - Kiểm toán, Luật kinh tế, Kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh quốc tế, Bất động sản, Bảo hiểm, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản lý công, Quan hệ lao động, Khoa học quản lý, Quản lý dự án…

Các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin bao gồm: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu…

Tuy nhiên, tỉ lệ chọi rất lớn nên thí sinh cũng sẽ trượt nhiều.

"Nhìn chung, nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý; Máy tính và Công nghệ thông tin vẫn là xu thế lựa chọn trong nhiều năm qua và chắc sẽ còn trong những năm tới. Số liệu vừa được Bộ GD&ĐT công bố mới chỉ là ban đầu, chưa rõ ràng về số lượng những nguyện vọng quan trọng như nguyện vọng 1-2-3… và còn phụ thuộc vào điều chỉnh sau khi biết điểm thi, nhưng về cơ bản tỉ lệ chọi cũng sẽ tương đối cao", ông Chung nhận định.

Hiện tại Trường Đại học Gia Định cũng đang đào tạo nhiều ngành "hot" như: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin…

Đổ xô đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào? - Ảnh 2.

Tiêu chí nào để chọn một trường đại học phù hợp?

Theo ThS Trịnh Hữu Chung, bên cạnh việc xác định ngành học thì chọn trường phù hợp là điều vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi người. Không phải cứ trường "danh tiếng" là sẽ đào tạo ra những người giỏi, điều quan trọng ngôi trường nào phù hợp với sinh viên để các em có cơ hội được phát triển. Thí sinh không nên chọn trường có điểm đầu vào cao, nhưng khi học lại thấy mình khó theo kịp bạn bè, dẫn đến tự ti và lực học ngày càng giảm sút. Thay vào đó hãy chọn cho mình một ngôi trường để mình tự tin thể hiện, được thầy cô quan tâm.

Đổ xô đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào? - Ảnh 3.

"Ngôi trường phù hợp với năng lực sẽ giúp bạn từ mức 3-4 sau khi tốt nghiệp có thể đạt mức 7-8, thậm chí 9-10. Khoảng cách giữa đầu vào và đầu ra càng cao chứng tỏ nhà trường đã thành công, bổ sung nhiều giá trị cho người học", ông Chung nhấn mạnh.

Hiện nay, ở các trường tư thục, việc mời giảng viên có năng lực, đáp ứng quá trình đào tạo hay giảng viên là doanh nhân có kinh nghiệm thực tế đang là xu hướng. Thí sinh biết kết hợp việc tự học lẫn "tận dụng" kiến thức, mối quan hệ, sự hướng dẫn tận tình của giảng viên chắc chắn sẽ có kết quả học tập tốt. Đặc biệt, những giảng viên là doanh nhân sẽ hỗ trợ bạn khởi nghiệp hoặc nhận bạn làm việc ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Chọn GDU học phí thấp, tốt nghiệp sớm, việc làm ngay

Một thực tế mà phụ huynh, thí sinh cần lưu tâm là tỉ lệ chọi càng cao thì khả năng trúng tuyển sẽ thấp đi, vì vậy cần biết nắm bắt cơ hội.

Từ năm 2020, Trường Đại học Gia Định đã quyết định áp dụng việc rút ngắn thời gian đào tạo, tạo nên những ưu thế vượt trội cho sinh viên tốt nghiệp sớm. Sinh viên theo học tại trường chỉ cần 3 năm để tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Sinh viên được học tập và thực tập tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu tiên. Sinh viên được đào tạo lý thuyết, thực hành bài bản từ những giảng viên giỏi, đầy kinh nghiệm giảng dạy. Có nhiều giảng viên là những doanh nhân, đã và đang là chủ doanh nghiệp có thực tế sâu sắc, hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Bản thân họ có những bài học hết sức quý báu giúp sinh viên nhanh chóng trưởng thành.

Đổ xô đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào? - Ảnh 4.

Học phí của GDU phù hợp với mặt bằng chung thu nhập của người dân Việt Nam ở mức 11 triệu đồng/học kỳ không thay đổi suốt khóa học. Nhà trường hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đã có những sinh viên sau khi tốt nghiệp đang làm ở những công ty đa quốc gia, mức lương lên tới cả nghìn USD.

Với những ưu điểm nổi trội: Học phí phù hợp - Thời gian đào tạo ngắn - Cơ hội việc làm tốt, GDU sẽ là môi trường xứng đáng để sinh viên lựa chọn.

Đổ xô đi học kinh doanh, công nghệ, chọn trường như thế nào? - Ảnh 5.

Link đăng ký tại đây.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày