Giao tiếp là điều mà chúng ta vẫn làm hàng ngày. Thế nhưng bạn có tò mò không khi giả sử vào 1 ngày nào đó, bạn thức dậy và bỗng nhiên không muốn nói nữa.
Thời gian bạn không "mở máy nói" không phải chỉ trong 1 ngày, 1 tuần... mà là 1 năm cơ. Vậy điều gì sẽ xảy ra trên cơ thể chúng ta nếu có ngày ấy xảy đến nhỉ?
Chúng ta biết rằng, mỗi khi nói, bộ não sẽ chỉ huy để phần cổ cùng các dây thanh âm trong cổ hoạt động.
Trong cổ có 1 kết cấu sản sinh ra âm thanh gọi là hầu. Phần giữa của khoang hầu nối liền với 2 cơ có thể phát ra âm thanh gọi là thanh đới. Chúng xếp liền sát nhau và giống như sợi dây chun, nếu kéo càng căng thì âm thanh phát ra càng lớn.
Máy soi họng cho bạn biết phần họng hoạt động thế nào khi bạn phát âm ngắn "a a .."
Không khí khiến dây thanh đới phát ra chấn động. Chấn động làm không khí trong khoang hầu chấn động theo và phát ra âm thanh họng. Âm thanh họng cao hay thấp, thô hay thanh đều do mức độ co giãn của thanh đới và khí thở ra quyết định.
Nếu bạn không nói trong 1 thời gian dài, dây thanh đới trong cổ không được hoạt động nhiều sẽ trở nên trì trệ hơn, khi mới nói giọng sẽ cảm giác khàn hơn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở lại bình thường nếu như bạn nói lại trong 1 thời gian ngắn sau.
Nghe có phần không mấy liên quan nhưng khi không nói trong suốt 1 thời gian dài, thần kinh của bạn cũng phải có 1 sự thích nghi nhất định.
Theo Bijan Pesaran - chuyên gia não bộ, giáo sư tại Trung tâm khoa học thần kinh của NYU có nói rằng, sử dụng những phần của bộ não dành riêng cho lời nói sẽ làm cho chúng hoạt động nhanh nhạy hơn. Việc quá lạm dụng chúng lại làm chúng yếu hơn.
Ngược lại, nếu bạn không sử dụng 1 chức năng cơ thể nào, hoặc hoàn toàn không sử dụng nó - theo Pesaran - các khu vực của não liên kết với bộ phận này sẽ ngày 1 thu hẹp các khu vực của não liên kết với nó.
Điều này khác với loại "co rút não" đi kèm với tuổi già. Cái mà ông Pesaran đề cập là số lượng noron có sẵn và dành riêng cho hiệu suất thực thi nhiệm vụ cụ thể ở 1 bộ phận.
Nếu bạn ngừng nói, số lượng tế bào thần kinh hoạt động cho quá trình đó sẽ nhỏ hơn. Các tế bào thần kinh đã từng hoạt động cho lời nói sẽ hướng đến thực thi bổ trợ 1 nhiệm vụ khác.
Ví dụ như một người bị khiếm thị, phần thính giác của họ sẽ trở nên nhanh nhạy và nổi trội hơn những người khác.
Tuy nhiên, giáo sư Pesaran cũng nhấn mạnh rằng, việc tổ chức lại thần kinh ở việc ngừng nói này sẽ ít kịch tính hơn.
Bởi bạn ngừng nói, nhưng bạn không ngừng nghe. Các khu vực điều khiển cơ phục vụ cho phần nói có thể co lại nhưng vẫn phần nào phục vụ quá trình nhận thức khác.
Không ít người cho rằng, khi ngừng nói 1 thời gian dài - 1 năm - thì phần cơ mặt bạn sẽ bị biến đổi 1 chút do không được vận động mỗi ngày.
Thế nhưng theo Katie Plattner - nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ ở Los Angeles, cơ mặt của những người này sẽ không thay đổi nhiều, cụ thể là sẽ không bị teo. Lý do là bởi không nói, nhưng phần cơ, đặc biệt cơ hàm vẫn sẽ di chuyển, vận động trong khi ăn thức ăn, đánh răng và thể hiện cảm xúc. Thế nên, ít nhiều phần cơ mặt sẽ không có sự biến chuyển.
Nguồn: Gizmodo