Đi máy bay cũng nên dùng kem chống nắng nếu không muốn bi kịch này xảy ra

TaTa, Theo Helino 18:18 11/02/2018
Chia sẻ

Nhiều người nghĩ rằng đi máy bay cũng giống như ngồi trong nhà, không chịu ảnh hưởng từ ánh Mặt trời. Nhưng rất tiếc, bạn đã nhầm rồi.

Khi đi đâu xa bằng máy bay, nhiều người thường chuẩn bị khá kỹ từ trang phục đến thuốc thang... nhưng không phải ai cũng nhớ đến một thứ cực kì quan trọng - kem chống nắng.

Lý do là bởi mọi người thường nghĩ việc ngồi trên máy bay giống như ngồi ở trong nhà, nên hoàn toàn được che chở khỏi các tia bức xạ có hại từ Mặt trời. Thế nhưng, sự thật không phải như vậy.

Trong ánh sáng có chứa các tia cực tím, bao gồm 3 loại: UVA, UVB và UVC.

UVC là loại tia cực tím yếu nhất, bị giữ lại hầu hết ở tầng ozon nên ta có thể bỏ qua tạm không cần quan tâm. Tia UVB là tia có bước sóng trung bình. Còn tia UVA là tia có bước sóng dài, thâm nhập sâu vào trong da tới tận lớp bì. Theo kết quả thí nghiệm của các nhà vật lý học và chuyên gia da liễu, tia cực tím UVA có thể xuyên qua quần áo mỏng, qua kính cửa sổ một cách dễ dàng.

Đi máy bay cũng nên dùng kem chống nắng nếu không muốn bi kịch này xảy ra - Ảnh 1.

UVA từ Mặt trời có thể khiến bạn phải hối hận

"Dù cửa sổ máy bay có thể ngăn các tia UVB, nhưng tia UVA vẫn có thể xuyên qua. Càng lên cao, tia UV sẽ càng gây hại hơn vì chúng có thể mạnh hơn" - Marisa Garshick, bác sĩ chuyên khoa da liễu và cũng là giáo sư tại ĐH y khoa Weill Cornell chia sẻ với tạp chí Travel + Leisure.

Mối liên quan giữa các chuyến bay với tình trạng da bị cháy nắng cũng từng được đánh giá trong một nghiên cứu được xuất bản trên JAMA Dermatology vào năm 2015.

Nghiên cứu đã đo lượng bức xạ bên trong một buồng lái máy bay, và so sánh độ nguy hiểm với chiếc giường tắm nắng nhân tạo.

Đi máy bay cũng nên dùng kem chống nắng nếu không muốn bi kịch này xảy ra - Ảnh 2.

Chiếc giường tắm nắng nhân tạo cực kì gây nguy hiểm cho da

Nhiều người biết rằng, chiếc giường tắm nắng nhân tạo có khả năng gây nguy hiểm cho da, thúc đẩy quá trình lão hoá da nhanh và kích thích tế bào ác tính phát triển thành u, gây ung thư da. 

Và bạn biết gì không, khi một người bay ở độ cao khoảng 9.144m trong 56 phút, thì lượng chất gây ung thư mà người đó phải tiếp xúc tương đương khi nằm trên một chiếc giường nhân tạo trong 20 phút.

Mặc dù các phi công và phi hành đoàn có nguy cơ cao hơn so với hành khách vì họ phải trải qua khoảng thời gian dài trên không, nhưng tất cả hành khách, đặc biệt là những người ngồi cạnh cửa sổ, nên nghiêm túc xem xét ảnh hưởng của Mặt trời khi máy bay đi vào những vùng cao hơn.

Đi máy bay cũng nên dùng kem chống nắng nếu không muốn bi kịch này xảy ra - Ảnh 3.

Bác sĩ Garshick cho biết, chúng ta nên tìm một loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả UVA lẫn UVB, và có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.

Để kem chống nắng phát huy tối đa tác dụng, bạn nên thoa kem trước chuyến bay khoảng 30 phút và cứ sau hai tiếng đồng hồ thì nên thoa lại, trong trường hợp bạn có một chuyến bay dài.

Nếu bạn trang điểm khi bay, hãy kiểm tra để bảo đảm rằng mỹ phẩm của bạn cũng có chỉ số SPF ít nhất là 30, và hãy trang điểm lại sau mỗi hai tiếng đồng hồ tương tự như cách thoa kem chống nắng.

Đi máy bay cũng nên dùng kem chống nắng nếu không muốn bi kịch này xảy ra - Ảnh 4.

Tuy nhiên, bác sĩ Garshick cảnh báo: "Hầu hết các đồ trang điểm không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về bảo vệ da, nên tốt nhất là chúng ta nên dùng thêm kem chống nắng. Đặc biệt, chúng ta nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF là 50".

Nếu da bị khô trên các chuyến bay vì độ ẩm giảm, bạn có thể thoa kem giữ ẩm có SPF để vừa bảo vệ da vừa chống lại các tia tử ngoại.

Nguồn: Time

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày