ĐH Yale xác nhận Đam mỹ là "chuyện phổ biến ở phần lớn các loài động vật": Bảo sao mà 2 anh sư tử trên thảo nguyên ngày nào lại đè nhau ra

J.D, Theo Helino 15:27 19/11/2019

Chuyện tình đam mỹ cứ ngỡ là chỉ có ở con người, mà các loài động vật cũng cực kỳ phổ biến. Và nguồn gốc của quan hệ đồng tính thì không chỉ mới xuất hiện đâu.

Chẳng biết có ai nhớ không, nhưng vào năm 2016 - 2017, dân mạng đã từng hết sức xôn xao trước cảnh tượng mấy anh sư tử oai vệ của thảo nguyên châu Phi bỗng dưng chuyển sang yêu nhau. Ban đầu là cảnh 2 anh sư tử ngang nhiên... đè nhau ra trên cánh đồng của Botsawa, rồi đến chuyện của cô sư tử cái từ nữ chính ngôn tình thành khán giả bất đắc dĩ cho mối "sư duyên" đam mỹ tại Công viên hoang dã Yorkshire (Anh Quốc), cả hai đều đã khiến những người chứng kiến phải ngạc nhiên, xen lẫn cảm giác thích thú.

ĐH Yale xác nhận ĐAM MỸ là chuyện phổ biến ở phần lớn các loài động vật: Bảo sao mà 2 anh sư tử trên thảo nguyên ngày nào lại đè nhau ra - Ảnh 1.

Đôi sư tử đam mỹ tại Yorkshire

Dẫu đôi sư tử oai vệ của thảo nguyên Botsawa đã được xác định là 1 đực - 1 cái (con cái vì nhiều lý do đã mọc bờm, giống như hiện tượng phụ nữ mọc râu ở loài người), thì 2 anh chúa tể thảo nguyên của Yorkshire đích thực là một mối tình đam mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là, chuyện này liệu có phổ biến không?

Đáp án là có, ít nhất là theo nghiên cứu mới đây của ĐH Yale (Mỹ).

Đam mỹ là chuyện thường ngày ở hầu hết các loài động vật

Các chuyên gia của ĐH Yale mới đây đã có một nghiên cứu về câu chuyện đam mỹ của các loài động vật. Họ thực hiện quan sát đời sống tình dục của hơn 1500 loài vật khác nhau - bao gồm cua, rắn, khỉ, bò... nhằm tìm hiểu lý do vì sao các loài vật này có hành vi quan hệ đồng tính, dù thực sự không đem lại bất kỳ lợi thế nào đối với quá trình tiến hóa.

ĐH Yale xác nhận ĐAM MỸ là chuyện phổ biến ở phần lớn các loài động vật: Bảo sao mà 2 anh sư tử trên thảo nguyên ngày nào lại đè nhau ra - Ảnh 2.

Trên thực tế, quan niệm "dị tính là chuẩn mực của xã hội" từng một thời cực kỳ phổ biến trong quá khứ. Quan niệm này đã ngăn cản các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng quan hệ đồng tính có liên quan đến gene, và đã được tổ tiên chúng ta di truyền lại từ xưa rất xưa.

"Bất kỳ đặc điểm và hành vi nào được quan sát trên phạm vi nhiều loài mặc nhiên sẽ được nhận định là một phần của bộ gene tổ tiên xưa kia, thay vì là thứ xuất hiện trong quá trình tiến hóa sau này. Thế nhưng, quan hệ đồng tính lại không được nhìn nhận như vậy," - Julia Monk, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Hiện tượng này được gọi là "Nghịch lý Darwin" - khi các loài vật vẫn xảy ra quan hệ đồng tính dù không mang lại lợi ích cho giống loài về mặt tiến hóa, thậm chí có thể khiến chúng tuyệt chủng nếu không tiếp tục duy trì nòi giống. Nhưng tại sao? ĐH Yale đã có câu trả lời.

ĐH Yale xác nhận ĐAM MỸ là chuyện phổ biến ở phần lớn các loài động vật: Bảo sao mà 2 anh sư tử trên thảo nguyên ngày nào lại đè nhau ra - Ảnh 3.

Các chuyên gia tin rằng tổ tiên của nhiều loài động vật xưa kia dường như đã có xu hướng tính dục với tất cả các giới tính, thay vì chỉ dị tính như chúng ta lầm tưởng.

"Khi thay đổi góc nhìn về hành vi tình dục của động vật, chúng ta có thể nghiêm túc kiểm tra quá trình tiến hóa trong lịch sử liên quan đến vấn đề này," - Monk chia sẻ.

Cũng trong nghiên cứu, các nhà khoa học hướng đến việc kiểm tra tất cả các hành vi tình dục mà không có tác dụng duy trì giống loài - bao gồm quan hệ đồng tính, quan hệ khác loài, với các vật vô tri, và... "tự xử".

Đồng tính là hành vi hết sức phổ biến ở chim cánh cụt

Theo một số giả thuyết trước kia, quan hệ đồng tính xuất hiện trong quá trình tiến hóa chủ yếu là do nhầm lẫn về giới tính, do hiệu ứng tiêu cực khi giam cầm người khác, hoặc do các yếu tố tâm lý. Nhưng theo Monk, nguồn gốc của quan hệ đồng tính không có gì phải giải thích, vì nó đã ở đó từ thời sơ khởi rồi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tin rằng dị tính có thể là một hành vi bắt nguồn từ việc tổ tiên chúng ta là những người "bisexual" - nghĩa là quan hệ hướng đến cả 2 giới tính.

Cũng theo nhóm chuyên gia, bằng chứng cho giả thuyết này bắt nguồn từ các loài gồm sao biển và hải sâm. Cả 2 đều có các hành vi quan hệ lưỡng tính.

Nói tóm lại, nghiên cứu chứng minh rằng quan hệ đồng tính đã có nguồn gốc ngay từ khi loài người bắt đầu xuất hiện. Còn ngày nay, đó là chuyện thường thấy ở phần lớn các loài động vật.

Bảo sao mà 2 anh sư tử lực lưỡng ngày nào sẵn sàng đè nhau ra cơ chứ.

Tham khảo: Daily Mail