Trung Quốc là nơi có trường Đại học tốt nhất lục địa khi lần đầu tiên khi Đại học Thanh Hoa vượt qua Đại học Quốc gia Singapore đúng vị trí số 1 châu Á. Trong khi Nhật Bản một lần nữa là quốc gia có nhiều các trường Đại học nhất trong danh sách này với 103 trường.
Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc lần đầu tiên chiếm vị trí thứ nhất
Trong khi đó, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông lần đầu tiên dẫn đầu Khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, thay thế Đại học Hồng Kông.
Ở khu vực Đông Nam Á (không tính Singapo), Thái Lan là nước có nhiều trường lọt danh sách nhất với 14 trường (tăng 4 trưởng). Malaysia đứng thứ 2 với 11 trường (tăng 2 trưởng) nằm trong top này. Trong đó, lần đầu tiên ĐH Malaya xuất hiện trong top 40, ở vị trí 38, vượt 8 bậc so với năm 2018. Indonesia có 5 trường nằm trong danh sách thì có trường ĐH Indonesia xếp thứ 133, năm 2018, trường này đứng ở tóp 201- 250.
Philipin có 2 trường trong top. Trong đó, Đại học Philipin tăng 65 bậc so với năm 2018, vào top 95.
Bảng xếp hạng Đại học Giáo dục Đại học Châu Á 2019 sử dụng cùng 13 chỉ số hiệu suất như Bảng xếp hạng Đại học Thế giới, nhưng chúng được tính lại để phản ánh các thuộc tính của các tổ chức Châu Á.
Các trường đại học được đánh giá qua tất cả các nhiệm vụ cốt lõi của họ - giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và triển vọng quốc tế - để cung cấp các so sánh toàn diện và cân bằng nhất hiện có.
Bảng xếp hạng năm nay xếp hạng hơn 400 trường đại học, trong khi năm 2018 chỉ có 350 trường. Các trường đại học đến từ 27 quốc gia / khu vực.
Năm 2018, trong danh sách các trường được xếp hạng khu vực châu Á, Việt Nam không có đại diện nào. Trong khi đó, trong bảng xếp hạng QS có 400 cơ sở giáo dục đại học của 17 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á. Việt Nam có 5 đơn vị có mặt trong danh sách này, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 139), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (xếp hạng 142), Trường đại học Bách khoa Hà Nội (xếp hạng nhóm 291-300), Trường đại học Cần Thơ (xếp hạng nhóm 301-350), Đại học Huế (xếp hạng nhóm 351-400).