Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm

Team Học Đường, Theo Trí Thức Trẻ 16:20 27/06/2018

Đề thi năm nay không khó lắm so với năm trước, các câu hỏi vận dụng khá hay, phân loại học sinh khá, giỏi rõ ràng, thí sinh đạt từ 6 điểm trở lên phải có sự suy luận trên cơ sở kiến thức nền đã học. Nhiều câu có đáp án gần giống nhau, nếu sơ suất không đọc kỹ là thí sinh bị mất oan điểm rất nhiều.

Nhận định về đề thi môn GDCD với nhiều câu hỏi tình huống được học sinh cho là khá rối rắm, cô Nguyễn Thị Hồng Châu - Giáo viên Trường THPT Đông Đô cho biết: "Khi gặp những câu hỏi vận dụng có nhiều dữ liệu, các em sẽ bị rối và dễ nhầm. Với học sinh khá có kĩ năng làm bài tốt sẽ vượt qua được những câu hỏi này.

Các câu hỏi nhận biết thường là các câu hỏi bám sát sách giáo khoa lớp 12 và đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng các bài học. Một số câu nằm trong chương trình lớp 11. Phần lý thuyết của Lớp 11 và Lớp12 các em dễ lấy được điểm từ 6 – 7 điểm.

Nếu thí sinh coi kĩ bài, đọc kĩ đề người ta hỏi gì trả lời đúng câu hỏi thì bài làm sẽ có điểm 8, 9. Vì năm nay đề thi có kiến thức lớp 11, nên các em phải nắm chắc kiến thức mới làm được

Bài tập vận dụng tăng nhiều về số lượng câu hỏi, nội dung có tính thực tiễn, phản ánh sống động đời sống xã hội. Tuy nhiên vẫn chung ở một vài dạng câu hỏi. Học sinh chỉ cần đọc kĩ câu hỏi là gạt ra những dữ liệu thừa để tập trung trả lời vào câu hỏi một cách chính xác."

Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 1.
Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 2.

Về đề thi Địa lý THPT quốc gia 2018, giáo viên tổ Địa lý Trường THPT Đông Đô cho biết, nhìn chung đề thi được đánh giá là đủ sức với thí sinh.

Độ phân hóa ở mức chấp nhận được. Từ câu 62 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).

Nội dung của chương trình Địa lí 11 có trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Địa lí 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ nhận biết; Thông hiểu không có câu hỏi Vận dụng cao; Các câu hỏi lớp 11 tập trung vào Chuyên đề Địa lí Khu vực và Quốc gia.

Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 75 đến 80. Các câu hỏi này chỉ nằm trong chương trình lớp 12, cụ thể là Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế.

Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 3.
Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 4.

Đối với môn Lịch sử: Đề thi năm nay không khó lắm so với năm trước, các câu hỏi vận dụng khá hay, phân loại học sinh khá, giỏi rõ ràng, thí sinh đạt từ 6 điểm trở lên phải có sự suy luận trên cơ sở kiến thức nền đã học. Nhiều câu có đáp án gần giống nhau, nếu sơ suất không đọc kỹ là thí sinh bị mất oan điểm rất nhiều.

Năm đầu tiên xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử lớp 11 trong đề thi THPT quốc gia với 8 câu hỏi (chiếm 20%), trong đó có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới về các chủ đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); Nước Nga sau cách mạng tháng 10 năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phần lịch sử Việt Nam với khoảng 5 câu hỏi chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1918. Các câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; trong đó câu 35 mã đề 306 được xếp vào câu hỏi ở cấp độ Vận dụng, đòi hỏi sự móc nối kiến thức Lịch sử 11, 12 giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 5.

Giáo viên của hệ thống Hocmai cũng cho rằng: ể làm được bài đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời phải có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề mới có thể hoàn thành tốt.

Trước đây, đề thi lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh đặc biệt là khi có thông tin môn sử được tổ chức thi trắc nghiệm thì dư luận vẫn cho rằng đề trắc nghiệm chỉ kiểm tra được mức độ nhớ. Trong đề thi 2 năm gần đây, không có các câu hỏi kiểm tra về nhớ mốc thời gian, mà các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu."

Đề tổ hợp KHXH: Nhiều câu có đáp án giống nhau, học sinh tưởng làm đúng nhưng hóa ra lại nhầm - Ảnh 6.

Anh Đàm Thanh Tùng

Đàm Thanh Tùng, một giáo viên dạy Địa Lý online cho rằng: "So với năm ngoái, đề Địa lý năm nay có tính phân hóa cao hơn. Trong đó, các câu đòi hỏi vận dụng cao chủ yếu thuộc phần Địa lý Vùng Kinh tế và Ngành Kinh tế. Với những câu hỏi này, học sinh cần nắm rõ đặc điểm riêng của từng ngành, từng vùng; hiểu rõ bản chất vấn đề, có kiến thức nền tảng mới có thể có suy luận đúng. Có một số đáp án gây nhiễu nếu không cẩn thận, dễ khoanh sai."