Truyện cổ tích "Tấm Cám" với hình ảnh nàng Tấm ngoan hiền, mẹ con Cám độc ác, gian trá đã không còn xa lạ với mọi thế hệ. Năm 2016, câu chuyện cổ dân gian này một lần nữa được Ngô Thanh Vân tái sinh với một diện mạo mới mẻ, từ nội dung kịch bản đến sự trau chuốt về hình ảnh. Tuy vướng phải nhiều lùm xùm trước công chiếu nhưng bản điện ảnh này vẫn đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của khán giả.
Qua nhiều phiên bản, tinh thần các nhân vật được lột tả theo cách riêng biệt mà mỗi diễn viên đảm nhận vai lột tả. Đồng thời, tạo hình của họ ở mỗi phiên bản cũng được đầu tư, sáng tạo theo những cảm hứng khác nhau. Cùng so sánh xem chân dung các diễn viên Tấm Cám từ trước đến nay.
Nàng Tấm
Trong tuyển tập phim "Truyện cổ tích Việt Nam", Quỳnh Hoa vào vai diễn nàng Tấm với hình ảnh kham khổ, chất phác. Trang phục thời đó không quá cầu kỳ, chủ yếu là áo yếm kết hợp với áo tứ thân bên ngoài. Chất vải sờn, cũ gợi cảm giác cực khổ, lam lũ.
Mỹ Duyên (trái) lại là một hình ảnh nàng Tấm khác. Vai diễn của cô trên sân khấu kịch "Ngày xửa ngày xưa" thu hút bởi giọng nói ngọt ngào, truyền cảm. Nhờ kết hợp ăn ý với hai nghệ sĩ Thành Lộc và Hữu Châu, vai Tấm do cô thể hiện có nhiều điểm nhất trong diễn xuất.
Ngô Thanh Vân đóng vai nàng Tấm trong một clip quảng cáo năm 2008. Dù đây chỉ là đoạn video nhỏ mượn cảm hứng của câu chuyện Tấm Cám nhưng cách "đả nữ" thể hiện hình ảnh nũng nịu, dịu dàng của Tấm khiến khán giả cảm thấy thú vị.
Nhật Kim Anh tham gia dự án phim Tấm Cám phiên bản năm 2013. Trang phục và hình ảnh nhân vật được đầu tư bắt mắt và tinh tế hơn. Những cảnh lột tả sự khắc khổ của nàng Tấm được nữ diễn viên thể hiện khá tốt.
Hạ Vi là nàng Tấm mới nhất trên màn ảnh tính đến thời điểm này. Với lợi thế được chăm chút kỹ lưỡng về mặt hình ảnh, "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" đã thu hút đông đảo sự chú ý kể từ lúc công bố dự án. Song song đó, dàn diễn viên trong phim cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Vai diễn đầu tay của "mỹ nữ vạn người mê" dù bị cho là còn khá "hiền" nhưng nhan sắc của cô trên màn ảnh rộng là ưu điểm thu hút khán giả.
Nàng Cám
Kim Oanh xây dựng tính cách nhân vật Cám trong phiên bản "Truyện cổ tích Việt Nam" vừa đanh đá, vừa ngờ nghệch.
Trong khi đó, nghệ sĩ Thành Lộc thể hiện hình ảnh Cám trên sân khấu kịch linh hoạt về mặt cảm xúc và thiên về những diễn xuất chọc cười khán giả.
"Nàng Cám" Hà Minh Ngọc có phần trẻ con, ngô nghê.
Ninh Dương Lan Ngọc được đánh giá cao về diễn xuất qua vai Cám trong phiên bản điện ảnh 2016. "Hỉ nộ ái ố" mà nữ diễn viên đưa vào tính cách của nhân vật phù hợp với diễn biến phim và góp phần đẩy những tình tiết lên cao.
Dì ghẻ
Diễn viên Bích Ngọc vào vai dì ghẻ trong phiên bản "Truyện cổ tích Việt Nam". Cái ác xéo xắt của nhân vật này được diễn viên thể hiện đậm màu sắc dân gian. Diễn xuất từ cái liếc mắt đến nụ cười hiểm ác được thể hiện thành công, lột tả được tính cách nhân vật thường được hình dung qua lời kể.
Hữu Châu lại là một mẹ ghẻ vừa ác nhưng lại không kém phần hài hước, giúp cốt truyện nhẹ nhàng hơn.
Phương Dung thể hiện vai dì ghẻ hống hách trong phiên bản 2013.
Ngô Thanh Vân trong "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" là một người đàn bà đầy uy quyền và ác độc, thể hiện qua những cử chỉ và ánh mắt sắc bén dành cho Tấm. Tạo hình nhân vật lộng lẫy và hiện đại giúp "đả nữ" trở thành mẹ ghẻ đẹp nhất qua các đời Tấm Cám.