Không bậc cha mẹ nào lại không muốn con mình thông minh, đạt thành tích học tập xuất sắc và có nhiều triển vọng khi trưởng thành. Vậy làm cách nào giúp trí não của trẻ phát triển tốt hơn, trẻ trở nên thông minh hơn?
Chỉ số IQ của trẻ được thừa hưởng một phần bởi gen di truyền từ cha mẹ, đây là điều không ai phủ nhận. Nhưng không có nghĩa là chỉ số IQ của cha mẹ ở mức trung bình thì con cái cũng chỉ dừng lại ở khoảng đó. Nếu trẻ được phát triển trong môi trường giáo dục khoa học với các phương pháp phù hợp, trẻ hoàn toàn có thể sở hữu chỉ số IQ cao vượt bậc. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng đến cách nuôi dạy, uốn nắn trẻ.
Trẻ từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Theo nghiên cứu của Giáo sư Richard tại Đại học Harvard, trọng lượng não bộ của trẻ sẽ phát triển gần bằng người lớn khi 3 tuổi. Số lượng các dây thần kinh tăng vọt sẽ quyết định chỉ số IQ của trẻ.
Khi trẻ 2, 3 tuổi, các dây thần kinh trong não bộ của trẻ sẽ phát triển cực nhanh. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi đứa trẻ mới sinh ra, cha mẹ cần nắm bắt ngay thời kỳ phát triển não bộ quan trọng này. Trong giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi, cha mẹ chú ý đến 3 khía cạnh sau sẽ thúc đẩy não bộ trẻ vượt trội hơn người khác.
Nghiên cứu khoa học cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng quan sát xuất sắc thường có thành tích vượt trội. Trẻ thường có tính tò mò, nhận thức tốt và khao khát tiếp thu kiến thức qua việc khám phá vạn vật xung quanh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi, làm cách nào để phát triển kỹ năng quan sát? Cha mẹ có thể rèn luyện cho trẻ bằng cách: Đưa nhiều đồ chơi hơn, đưa trẻ ra ngoài để ngắm cây cối, chim muông, côn trùng… Điều này giúp kích thích khả năng nhận thức hình khối, màu sắc. Từ đó giúp trẻ có khả năng quan sát nhạy bén hơn.
Trí tưởng tượng phong phú là nền tảng để trẻ đưa ra những sáng kiến hay có những phát minh đột phá. Trong giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng bằng cách cho trẻ nghe nhạc, học khiêu vũ, vẽ tranh, chơi xếp hình… Đây đều là những hoạt động giúp nâng cao trí tưởng tượng cho trẻ.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên thúc ép trẻ, hãy để trẻ chơi đùa tự do. Chẳng hạn như khi vẽ tranh, trẻ có thể vẽ nguệch ngoạc ngẫu hứng. Cha mẹ không nên phiền lòng, chỉnh sửa sớm, hãy để trẻ được vẽ tự nhiên. Bởi điều này không gây hại cho quá trình phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng.
Ảnh minh họa.
Mức độ tập trung có tác động lớn đến hiệu quả học tập của trẻ. Những đứa trẻ có thành tích học tập kém chưa hẳn do chỉ số IQ thấp mà còn do kém tập trung. Trẻ thường không tập trung nghe giáo viên giảng, không tập trung làm bài nên hiệu quả học thấp, điểm số không cao. Còn những đứa trẻ có thành tích xuất sắc mà không tốn nhiều thời gian học là bởi trẻ có sự tập trung cao. Khi giáo viên giảng, trẻ lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận nên tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Vậy cha mẹ rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ trong giai đoạn từ 0 - 3 tuổi như thế nào? Đầu tiên, cha mẹ cần làm không nên quấy rầy bằng cách đưa ra những câu hỏi khi trẻ đang thực hiện một việc gì đó. Điều này vô tình ảnh hưởng đến việc cải thiện sự tập trung. Cha mẹ hãy là người ngoài cuộc hơn là người tham gia, điều này sẽ có lợi cho trẻ.
Chẳng hạn như khi trẻ xếp hình, vẽ tranh hay thậm chí là đang ngồi quan sát đàn kiến di chuyển, cha mẹ chỉ nên đứng một bên lặng lẽ quan sát. Đừng lớn tiếng, cũng đừng hỏi trẻ bởi sẽ khiến trẻ bị xao nhãng.
Trên đây là 3 điều cha mẹ cần trau dồi cho trẻ ngay trong giai đoạn từ 0 - 3 tuổi để trẻ phát triển trí tuệ vượt trội so với người khác, tương lai có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba.