Đây chính là hình ảnh nhật thực trên Sao Hoả quay bởi robot Curiosity

RYANKOG, Theo Trí Thức Trẻ 21:00 12/04/2019
Chia sẻ

Robot vừa chứng kiến Phobos và Deimos, hai mặt trăng của Sao Hoả, đi qua trước Mặt Trời.

Robot tự hành Curiosity vừa chứng kiến một trong những hiện tượng độc đáo nhất trong chuyến hành trình khám phá Sao Hoả. Trong hai tuần của tháng 3, Curiosity đã theo dõi hai mặt trăng của Sao Hoả là Phobos và Deimos đi qua trước Mặt Trời và tạo nên hiện tượng nhật thực. NASA đã phát hành những hình ảnh thu được từ Curiosity và cho chúng ta thấy thế nào là nhật thực trên Sao Hoả.

Deimos là mặt trăng nhỏ hơn trong hai mặt trăng của Sao Hoả, đã đi qua giữa Sao Hoả và Mặt Trời vào ngày 17 tháng 3. Với đường kính chỉ 12,6km, Deimos trông như con ong nhỏ bay qua “bông hoa" Mặt Trời hùng vĩ.

Đây chính là hình ảnh nhật thực trên Sao Hoả quay bởi robot Curiosity - Ảnh 1.

NASA cho biết, trên thực tế, Deimos nhỏ mức không chính thức đủ điều kiện để gọi là nhật thực khi đi qua và che Mặt trời mà chỉ là một quá cảnh thiên thể (transit). Đây là hiện tượng xảy ra khi ít nhất một thiên thể chuyển động qua trước mặt một thiên thể khác trên bầu trời, che một phần nhỏ của thiên thể phía sau.

Vào ngày 26 tháng 3, mặt trăng lớn hơn là Phobos xuất hiện. Deimos có đường kính lên đến 22,2 km và đủ tiêu chuẩn để xác nhận là nhật thực khi che Mặt trời. Bạn có thể thấy Phobos tạo nên nhật thực qua ảnh bên dưới:

Đây chính là hình ảnh nhật thực trên Sao Hoả quay bởi robot Curiosity - Ảnh 2.

Còn đây là bức ảnh chụp bầu trời tối khi Phobos che đi ánh sáng Mặt trời.

Đây chính là hình ảnh nhật thực trên Sao Hoả quay bởi robot Curiosity - Ảnh 3.

Curiosity đáp thành công xuống Sao Hoả vào năm 2012, sau giai đoạn mà các nhà khoa học của NASA gọi là “7 phút kinh hoàng”, trong đó, tàu thám hiểm tự hành này phải đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc đạt 20.920km/h.

Tham khảo: Popularmechanic

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày