Đáy biển trên các đại dương có nguy cơ tan chảy theo đúng nghĩa đen luôn và lý do là gì?

T.O.P, Theo Helino 17:02 07/11/2018
Chia sẻ

Đáy biển toàn cát thì tan chảy cái gì nhỉ? Vấn đề là đáy biển không chỉ có cát.

Đại dương không chỉ là một yếu tố quan trọng đối với Trái đất, mà thực sự còn là vị cứu tinh của cả hành tinh này.

Tại sao? Bởi lẽ, lượng nước khổng lồ của các đại dương là nơi giam giữ một lượng carbon cực lớn, giúp giảm tải lượng CO2 có trong khí quyển Trái đất. Nếu không nhờ chức năng này, nhiệt độ hành tinh của chúng ta đã phải tăng đến 36°C tính từ thời kỳ Cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 20. Và dành cho những ai chưa biết, mức độ tăng hiện tại mới chỉ là 1°C thôi mà con người đã phải khốn khổ để kìm hãm nó rồi.

Đáy biển trên các đại dương có nguy cơ tan chảy theo đúng nghĩa đen luôn và lý do là gì? - Ảnh 1.

Đại dương là một bể chứa CO2 khổng lồ

Hầu hết lượng carbon được hấp thụ dưới dạng CO2 hòa tan trong nước. Tuy nhiên, một phần nhỏ trong đó phản ứng với nước, tạo thành acid carbonic (H2CO3). Và sở dĩ nồng độ acid được kiểm soát là nhờ lớp calcite (can-xít CaCO3) dày được tạo thành từ xương và các loài động vật cỏ vỏ dưới đáy đại dương. Lớp calcite này đã trung hòa được acid tạo ra, để quá trình acid hóa nước biển không diễn ra quá nhanh. 

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây thì lượng CO2 hiện tại đang là quá cao, và nồng độ acid trong nước biển cũng lớn hơn bao giờ hết. Hệ quả, lớp calcite dưới đáy biển đang bị hòa tan - theo đúng nghĩa đen.

Đáy biển trên các đại dương có nguy cơ tan chảy theo đúng nghĩa đen luôn và lý do là gì? - Ảnh 2.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH McGill (Canada) đã chạy thử một mô hình xác định tần suất calcite bị hòa tan trong các thế kỷ tiếp theo. Kết quả tìm ra thì thật đáng ngại.

"Tỉ lệ CO2 thải ra trong khí quyển hiện đang ở mức cao nhất lịch sử, nhanh hơn cả thời kỳ khủng long tuyệt chủng. Tốc độ này nhanh hơn khả năng giải quyết của đại dương, và nó đang gây lo ngại về quá trình acid hóa đại dương trong tương lai," - trích lời Olivier Sulpis, tác giả nghiên cứu đang hoàn thành luận án tiến sĩ tại khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh của ĐH McGill. 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu của McGill thực hiện ở phòng thí nghiệm với quy mô khá nhỏ, bởi lẽ việc nghiên cứu về những hiện tượng xảy ra dưới đáy biển là "khó khăn và rất tốn kém." Hay nói cách khác, nghiên cứu này không hẳn là các bằng chứng thực sự về những gì đang xảy ra dưới đáy đại dương, mà chỉ mang tính chất tham khảo thôi.

Đáy biển trên các đại dương có nguy cơ tan chảy theo đúng nghĩa đen luôn và lý do là gì? - Ảnh 3.

Dù vậy, Sulpis tin rằng đây vẫn là một lời cảnh báo. Hiệu ứng này vẫn chưa xảy ra, vì phải mất đến hàng thập kỷ để CO2 chạm được đến đáy biển. Chỉ là với tốc độ thải CO2 nhanh như hiện tại thì trong tương lai, số phận của lớp calcite dưới đáy đại dương vẫn rất đáng ngại. 

Hậu quả khi lớp calcite này biến mất hiện vẫn chưa được làm rõ. Chỉ biết rằng hiệu ứng nó gây ra có thể là dây chuyền, ảnh hưởng đến cả một hệ sinh thái. David Trossman - chuyên gia từ ĐH Texas-Austin - từng nói: "Giống như biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến một mình gấu trắng, đại dương bị acid hóa cũng không chỉ tẩy trắng một mình san hô đâu."

Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia.

Tham khảo: IFL Science
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày