Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong "Isle of Dogs"

Minh Quân, Theo Trí Thức Trẻ 07:42 09/06/2018

Trong buổi ra mắt "Isle of Dogs" (Đảo Của Những Chú Chó) ở liên hoan phim Berlin, Wes Anderson đã tiết lộ rằng đạo diễn huyền thoại Akira Kurosawa chính là nguồn cảm hứng cho mình sáng tác bộ phim.

Wes Anderson là một người hâm mộ điện ảnh và ông không quan tâm liệu người ta có để ý đến sự thật đó hay không. Những anti-fan của ông thường phản biện rằng Wes chẳng qua chỉ muốn mượn danh tiếng của những bộ phim cũ để ra vẻ là có phong cách. Nhưng tất nhiên, số lượng người hâm mộ của Wes thì đông hơn anti-fan rất nhiều, và họ đều ngưỡng mộ cách mà vị đạo diễn người Mỹ này kết hợp hàng loạt những chi tiết nho nhỏ của các đạo diễn lớn trong quá khứ rồi tạo nên một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, giống như Quentin Tarantino, một kẻ cuồng phim khác đã làm.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 1.

Bộ phim "Isle of Dogs" tiếp tục là một thử nghiệm điện ảnh mới mẻ của Wes Anderson.

Các fan điện ảnh tìm đến Wes không chỉ để chiêm ngưỡng thế giới của ông mà còn để chia sẻ niềm vui thích với điện ảnh, thông qua những chi tiết gợi nhắc trong phim mà chỉ có những người rành phim mới biết được. Trong buổi ra mắt tác phẩm mới nhất - Isle of Dogs (Đảo Của Những Chú Chó)liên hoan phim Berlin, Wes Anderson đã tiết lộ hai cái tên mà ông lấy cảm hứng nhiều nhất để thực hiện dự án này. Đó là Arthur Rankin Jr, vị đạo diễn đã đặt nền móng cho một thế hệ phim hoạt hình giáng sinh mà mọi gia đình ở Mỹ đều biết đến vào những năm 70 và 80.

Người còn lại là Akira Kurosawa, nhà làm phim vĩ đại nhất mà châu Á từng sản sinh ra.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 2.

Ông là một đạo diễn Nhật từng bị chê là "quá Mỹ"

Được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống làm samurai, Kurosawa luôn ý thức rõ về lịch sử của đất nước mình. Tuy nhiên, gia đình cũng luôn tạo điều kiện và định hướng cho ông cởi mở với văn hóa phương tây. Từ nhỏ, Akira Kurosawa đã được đưa đi xem các bộ phim nổi tiếng của Mỹ mà chủ yếu là thuộc thể loại cao bồi. Sau này, ông đã tận dụng những gì học được từ các bộ phim đó để xây dựng nên một phong cách cho riêng mình, vừa đậm đà bản sắc Nhật Bản nhưng cũng rất phù hợp với thị hiếu phương Tây.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 3.

Akira Kurosawa bên cạnh Geogre Lucas (trái), cha đẻ của Star Wars

Tên tuổi và sự nghiệp của ông dần dần vượt ra khỏi ranh giới Nhật Bản và vươn lên tầm thế giới, thậm chí để lại một dấu ấn lớn trong lòng văn hóa đại chúng Mỹ. Star Wars được lấy cảm hứng từ Hidden Fortress còn A Fistful of Dollar được coi là phiên bản remake của Yojimbo. Clint Eastwood, biểu tượng nam tính của Hollywood một thời khi mới xuất hiện cũng khiến nhiều người nhớ đến Toshiro Mifune, người từng góp mặt trong 16 phim của Kurosawa. Năm 1990, Akira Kurosawa được viện hàn lâm điện ảnh Mỹ trao tặng danh hiệu Thành tựu trọn đời. Sau đó, ông cũng được vinh danh là "người châu Á tiêu biểu của thế kỷ" trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật của tạp chí AsianWeek và CNN. Dưới đây là những chi tiết gợi nhắc đến vị đạo diễn người Nhật Bản này mà Wes Anderson đã cài cắm trong Isle of Dogs.

1. Stray Dog (Chó hoang, 1949)

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 4.

Bản thân cái tên của tác phẩm này là một phép ẩn dụ của Akira Kurosawa. Bộ phim nói về một thanh tra cảnh sát tên Murakami bị một tên trộm lấy mất khẩu súng. Để giải quyết hậu quả cũng như chuộc lại danh dự, Murakami phải trà trộn vào thế giới ngầm của Tokyo để tìm lại khẩu súng. Dần dần, bản thân vị thanh tra cảnh sát cũng dần trở nên lạc lối và hoang mang y như tung tích khẩu súng mất tích của mình. Giữa một xã hội Nhật Bản đang ngổn ngang hồi phục sau thế chiến thứ II, Murakami nhìn thấy trong chợ đen cũng toàn những kẻ lạc lối khác giống như mình.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 5.

Một cảnh trong Stray Dogs, hoàn cảnh của chú chó này được làm ẩn dụ cho số phận con người trong phim.

Đó là những đứa trẻ mồ côi và thương binh, những người bị xã hội bỏ lại phía sau một cách thờ ơ và vô tâm. Bên cạnh việc nhân vật Chief tự xưng là chó hoang, đảo Rác trong Isle of Dogs cũng có thể hiểu giống như khu chợ đen trong tác phẩm của Kurosawa, với đầy nhưng cá thể từng là một phần của xã hội nhưng giờ đây đã bị gạt ra bên lề do sự ích kỷ của số đông. Cậu bé Atari, nhân vật chính cũng một phần nào đó giống như Murakami, lạc lối giữa cuộc sống hiện tại khi là người duy nhất nhận ra sự vô cảm và sai trái đang diễn ra trong xã hội của mình.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 6.

2. Seven Samurai (Bảy võ sĩ đạo, 1954)

Có rất nhiều tác phẩm mà người theo dõi điện ảnh muốn đưa ra để làm tiêu biểu cho sự nghiệp của Akira Kurosawa, nhưng để chọn ra một bộ phim nổi tiếng và vĩ đại nhất của ông thì có lẽ tất cả đều sẽ công nhận đó là Seven Samurai. Bộ phim kể về một vị kiếm khách thu nạp các samurai khác để cùng mình bảo vệ những người nông dân khỏi nạn cướp. Wes Anderson không mô phỏng cốt truyện của Seven Samurai nhưng học hỏi cách dựng phim và sử dụng âm nhạc của tác phẩm này. Một số đoạn được ghép nhạc từ bộ phim Drunken Angel (cũng của Kurosawa) và một số đoạn sử dụng nhạc nền của Seven Samurai.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 7.

Trong phân cảnh nhóm các chú chó của Chief đối đầu với băng đảng chó khác ở đầu phim. Màn dạo đầu của cuộc chiến gợi nhớ đến các khung hình của Seven Samurai thông qua một góc máy rộng bao quát toàn cảnh phe tham chiến rồi sau đó thu về quay tận mặt từng người một.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 8.

3. Throne of Blood (Lâu đài mạng nhện, 1957)

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 9.

Là một cựu học sinh khoa kịch nói, Kurosawa rất ngưỡng mộ Shakespeare và chuyển thể rất nhiều các tác phẩm của ông sang phiên bản điện ảnh. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến lần chuyển thể Macbeth từ một kịch phẩm lịch sử có bối cảnh Scotland sang thời kỳ phong kiến Nhật Bản bằng phong cách của kịch Noh. Cũng như tiêu đề, bộ phim kể về tướng quân Washizu, một võ sĩ tài ba và cương trực nhưng vì bị những lời lẽ rắn độc của vợ mình xui khiến mà phản bội chủ tướng của mình để đoạt ngôi.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 10.

Bộ phim được quay ở trên sườn núi Phú Sĩ, tận dụng triệt để lớp sương mù dày đặc nơi đây cho mục đích nghệ thuật. Các khán giả của Isle of Dogs khi xem phim chắc chắn cũng sẽ bị ấn tượng bởi những làn khói làm bằng bông gòn trắng xoá. Làm việc với thể loại stop-motion giúp cho Anderson có cơ hội để thể hiện bầu không khí hỗn loạn và bí ẩn một cách sáng tạo và thú vị hơn.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 11.
Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 12.

Những con chó tranh nhau vì một túi rác

4. High and Low (Cuộc chiến băng đảng, 1963)

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 13.

Kẻ phản diện của Isle of Dogs là vị thị trưởng Kobayashi, người bị ám ảnh bởi việc phải giết chết hết toàn bộ chó trên thị trấn. Ông ta sử dụng mọi nguồn lực cũng như thủ đoạn chính trị của mình để khiến cho người dân trong thị trấn quay lưng lại với người bạn thân thiết nhất của mình. Khán giả bị ấn tượng bởi ngoại hình nổi bật của ông ta như bờ vai rộng, sương hàm bạnh và cái nhíu mày dài đến vô tận.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 14.

Ngoại hình này là một lời gợi nhắc trực tiếp đến nhân vật ủy viên Kingo Gondo trong tác phẩm High and Low của Kurosawa. Dù tính cách và hoàn cảnh có thể khác nhau nhưng kiểu đầu slick back vuốt ngược, bộ suit trắng tinh cùng bộ ria mép sâu róm khiến cho hai nhân vật này giống như là họ hàng xa của nhau vậy.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 15.

Thêm vào đó, nhân vật kẻ bắt cóc trong High and Low có cùng cặp kính râmvới giáo sư Watanabe trong Isle of Dogs.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 16.
Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 17.

5. Ran (Loạn, 1985)

Trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, Kurosawa trở lại với Shakespeare bằng Ran, tác phẩm chuyển thể từ vở kịch King Lear của nhà viết kịch thiên tài người Anh. Bộ phim kể về một vị thành chủ già đau buồn vì sự tranh giành ngôi vị giữa ba đứa con. Taro, Jiro và Saburo, mỗi người có một thái ấp riêng và Akira Kurosawa đánh dấu sắc phục của họ bằng các màu sắc đỏ, xanh và vàng.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 18.

Bản thân Anderson cũng là một fan của việc đánh dấu bối cảnh bằng màu sắc. Ông đã từng sử dụng phương pháp này với khách sạn Khóa Chéo trong The Grand Budapest Hotel năm 2014.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 19.

Bảng màu định vị cho khung cảnh bên ngoài của khách sạn trong "The Grand Budapest Hotel"

Khi Anderson chuyển cảnh từ đảo Rác tiêu điều đến sự ồn ã của Megasaki, ông khu biệt hai khu vực này bằng hai màu sắc chủ đạo đối nghịch nhau. Khu đảo Rác tràn ngập tông nền xám còn trong thành phố thì luôn nổi bật với sắc đỏ. Wes Anderson là một người nổi tiếng kỹ tính, ông luôn ám ảnh bởi việc phải làm sao cho mọi thứ phải ở đúng lúc, đúng chỗ, và màu sắc trong phim của ông cũng vậy.

Dấu ấn của quái kiệt Nhật Bản Akira Kurosawa trong Isle of Dogs - Ảnh 20.

Có thể nói dấu ấn của văn hóa Nhật Bản nói chung và các di sản mà Akira Kurosawa để lại trong tác phẩm của Wes Anderson là không thể chối cãi. Dù cho có nhiều tranh cãi về việc liệu bộ phim có thực sự phù hợp với văn hóa Nhật hay không, thì điều chắc chắn là Wes và các đồng sự đã nghiêm túc học hỏi trong quá trình thực hiện Isle of Dogs.

Phim hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

(Nguồn: Vulture)