Nhà bếp luôn là không gian chứa rất nhiều đồ đạc, dụng cụ lỉnh kỉnh. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chịu khó bỏ ra chút thời gian để tự tay làm những vật dụng này, nhà bếp sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn. Đồ đạc được cất gọn và sáng tạo, dễ tìm, không những thế, bạn còn có thể trồng một số loại rau gia vị luôn cần sử dụng hàng ngày ngay trong nhà bếp của mình. Cùng tham khảo những mẹo hay này để nhà bếp của bạn thêm xinh đẹp, tiện lợi hơn nhé!
Có quá nhiều móc dính trong nhà bếp? Hãy tận dụng để treo đồ đạc giúp tiết kiệm không gian
Móc dính để treo thùng rác
- Bên ngoài thùng đựng rác, bạn gắn 2 móc dính 2 bên đối xứng nhau.
- Bỏ túi đựng rác vào trong thùng, mắc 2 quai túi đựng rác sang 2 bên móc dính. Lúc này bạn khỏi lo rác bị vứt lung tung trong thùng cũng như loại bỏ khả năng vương vãi ra nhà bếp rồi nhé!
- Tiếp theo, bạn tiếp tục sử dụng 2 móc dính vào tường, sau đó treo thùng rác lên. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được khoảng trống nho nhỏ trong nhà bếp của bạn đó nhé!
Móc dính để treo túi đựng đồ
Lắp 2 móc dính lên cánh tủ, bạn treo 2 quai túi lên, sau đó đựng đồ vào đó. Sẽ rất tiện lợi để bạn có thể tìm thấy đồ đạc trong nhà bếp nhờ cách treo túi thế này.
Móc dính treo giá nhỏ đựng đồ trên tường
Sử dụng móc dính và bạn có thể treo những chiếc giá sắt này một cách dễ dàng. Lúc này, bạn đặt trái cây, hoa quả lên giá đựng. Không gian nhà bếp hiện lên vô cùng sáng tạo, ngăn nắp mà tràn đầy màu sắc.
Móc dính treo nắp nồi ngay phía trong cửa tủ
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng móc dính dày đặc như này để cố kính treo những nắp xoong, chảo. Chúng vô cùng gọn gàng và sạch sẽ nhờ treo theo cách này.
Móc dính treo tạp dề, giẻ lau
Ngay bên cạnh một chiếc kệ tủ nhà bếp, bạn có thể sử dụng móc dính để treo tạp dề hay giẻ lau kiểu này.
Có quá nhiều túi nilon trong nhà bếp? Hãy tạo hộp đựng đồ rút túi nilon tiện lợi!
Bạn cần sử dụng một chiếc hộp nhựa hình trụ, có nắp thiết kế để rút đồ bên trong, bọc bên ngoài một tấm giấy dán tường và dán băng dính lại.
Lấy chiếc túi nilon ra, trải phẳng, gấp đôi theo chiều dọc, sau đó cuộn túi cẩn thận từ trên xuống dưới.
Khi sắp cuộn hết, bạn sẽ cuộn nối với những chiếc túi nilon tiếp theo cho đến hết.
Lúc này bạn sẽ có một túi nilon có hình dạng giống chiếc hộp nhựa, bạn nhét chúng vào hộp và đậy nắp lại. Sau này bạn có thể vô tư rút túi ra sử dụng một cách nhanh gọn bất ngờ rồi nhé!
Ngăn kéo lộn xộn vì chứa quá nhiều vật dụng khác nhau? Hãy tạo nhiều hơn những vách ngăn đựng đồ
Đo đạc các vách ngăn kéo
Sử dụng giấy gói trải dưới ngăn kéo
Đo đường chéo
Thiết kế bìa mô hình
Tạo ra nhiều hơn những vách ngăn đựng đồ để phân loại các nhóm đồ
Các loại hộp nhựa bị đổ dồn về một góc?
Bạn sử dụng những thanh gỗ vuông này để thiết kế thành những ô úp đồ nhựa, tránh nhầm lẫn với nhau. Bằng cách dùng cưa cắt thành những cọc nhỏ, ngắn vừa đủ và dùng keo gắn chân nhỏ, cố định xuống mặt sàn đựng đồ, lúc này bạn đã có thể dễ dàng có những không gian riêng biệt cho từng chiếc hộp nhựa.
Cần một cách tổ chức đồ đạc ngăn nắp hơn?
Bạn sử dụng những chiếc kệ đựng đồ nhỏ, dễ di chuyển kiểu này để phân loại đồ đạc.
Sử dụng băng dính hai mặt để gắn những chiếc kệ đựng đồ này lên cửa tủ phía trong để đựng đồ và tiết kiệm diện tích.
Sử dụng kệ nhỏ đựng rau củ quả trong tủ lạnh.
Xếp những lọ gia vị, găng bắt nồi… vào kệ nhỏ bằng cách cố định vào tường theo chiều ngang.
Xếp hoa quả vào tủ kệ theo từng loại.
Làm thế nào để tận dụng tối đa những mẩu rau củ quả còn sót lại trong nhà bếp?
Xà lách: Sau khi lấy phần lá ăn, bạn giữ lại cuống, dài khoảng 5cm, cho vào cốc nước, sau đó ủ trong đất 5-7 ngày để có rau mới.
Bạc hà và húng quế: Ngắt phần lá ở phía dưới để ăn, để lại phần thân trên dài khoảng 7,5cm, cho vào cốc nước, sau đó chuyển sang đất khi rễ mọc dài ra.
Hành tươi: Cắt phần lá, thân để ăn, bạn để nguyên rễ và củ có độ dài tầm 5cm, cho vào cốc nước, chuyển sang trồng đất sau 5-7 ngày.
Cần tây: Giữ lại phần gốc dài khoảng 5cm, bạn cho vào cốc nước, sau đó chuyển sang trồng đất 5-7 ngày.
Hành tây: Cắt lát hành tây 4 phía vuông vức, bạn giữ lại phần lõi này và phần rễ, sau đó vùi vào đất trồng, bạn sẽ sớm có củ hành tây mới.
Tỏi: Tách từng nhánh tỏi nhỏ, vùi vào đất, bạn sẽ sớm có những củ tỏi to hơn.
Chăm chỉ trồng cây kiểu này, chẳng mấy chốc bạn sẽ có vườn rau sạch ngay trong bếp nhà mình rồi nhé!
(Nguồn: Tổng hợp)