Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men

Minh Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 19/09/2018
Chia sẻ

Có người vừa ôm con đi khám về thì thấy nhà cửa cháy trơ trọi. Nghe tiếng hô hoán, người đang tắm cũng vội lao ra bế cháu chạy thoát thân. Bao nhiêu thiết bị, giấy tờ, thuốc men bị thiêu trụi sạch sẽ. Khoản tiền tích cóp dành chữa bệnh cũng bị đốt cháy theo mớ quần áo trong xóm trọ nghèo.

Sáng 18/9, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành phong toả hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ cháy trên phố Đê La Thành (quận Ba Đình, Hà Nội). Vụ cháy xuất phát từ một khu nhà trọ cấp 4 dành cho bệnh nhân nghèo. Chỉ 30 phút sau, ngọn lửa nhanh chóng lan sang và thiêu trụi 4, 5 cửa hàng bán quần áo.

Giây phút phát hiện cột khói cao hàng chục mét, hàng trăm người dân từ khu dãy trọ tất tưởi hô hoán tháo chạy. Người ôm con, kẻ chỉ kịp vớ lấy bộ đồ rồi hớt hải chạy thoát thân. Đám cháy chỉ cách Bệnh viện Nhi gần 200 mét, nhiều người bệnh cũng vội vã bế con, bế cháu đến nơi an toàn.

Gần 4 tiếng sau, UBND phường Ngọc Khánh phát loa thông báo di dời toàn bộ người dân đến nơi an toàn. Nhà văn hóa tổ 6 của phường được sử dụng làm nơi ở tạm cho bệnh nhân và người nhà. Toàn bộ ghế của hội trường đã được kê gọn để dành chỗ cho người dân tá túc.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi. Thực hiện: Kingpro.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 2.

Vụ cháy chiều tối 17/9 từ khu trọ lan sang 5 căn nhà bán quần áo trên phố Đê La Thành.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 3.

Mọi thứ chỉ còn lại đống hoang tàn.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân bên trong nhà văn hoá

21h tối trên tầng 2 nhà văn hoá phường Ngọc Khánh, không khí khá ngột ngạt, vài đứa nhỏ nằm mệt nhoài trên manh chiếu cói. Chúng chẳng hiểu chuyện gì, bên ngoài kia tiếng người lớn vẫn đang hú hét cố gắng dập lửa. Có người than khóc, cháy nhanh và dữ đến nỗi, họ chỉ kịp ôm con với 2 bình sữa rồi tháo chạy.

Cô Nguyễn Thị Hậu (53 tuổi) quê ở Phú Thọ đưa cháu trai bị u não ác tính lên Hà Nội khám bệnh. Cô thuê trọ trong nhà ông Hiệp "khùng", tại căn phòng số 6. Thời điểm phát hiện hoả hoạn, cô Hậu đang ôm đứa cháu nhỏ đi chụp chiếu bên Bệnh viện Nhi. Nghe tiếng tri hô "cháy cháy", rồi cả lực lượng chức năng chắn ngang ngõ vào nhà, cô mới ngơ người, thế là 3 triệu tiền khám bệnh cháy cùng với thớ quần áo trong nhà rồi.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 4.

Cuộc sống tạm bợ của người dân tại nhà văn hoá.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 5.

Nhiều người thẫn thờ vì mất sạch của cải.

"Bác Hiệp bảo cháy hết rồi, đi khám về đến cổng cô đã thấy lửa cháy đùng đùng. Trước mắt chỉ còn cách khắc phục, hoạn nạn chưa biết xử lý thế nào. Đêm qua cô ôm đứa cháu ngủ nhờ nhà người thân. Sáng nay vay tiền đi mua 2 bà cháu mỗi người một bộ quần áo, cô phải dặn chủ cửa hàng bán rẻ thôi chứ giờ cũng chẳng còn đồng nào trong người" - cô Hậu kể.

Cô Hậu đang ăn tạm bữa cơm trưa từ thiện, còn đứa cháu nhỏ phải nhờ hàng xóm đi mua hộ cho bịch sữa. Gần 1 năm điều trị u não trên Hà Nội, đây là lần đầu tiên cô chứng kiến cảnh tượng kinh hãi như thế.

"Lúc cháy cô cứ chạy đi, chẳng biết mọi người sơ tán đến đâu. Cô thấy ngọn lửa cháy to nên không dám đến gần. Có mấy người kêu qua nhà văn hoá ở tạm, nhưng may cô kịp gọi người thân tới đưa 2 bà cháu đi. Bây giờ cháy hết rồi thì thôi, mỗi người chịu một tí, gia đình nhiều người cháy thế cũng thiệt thòi. Mình ốm đau, bệnh tật coi như của đi thay người, mất rồi cũng không biết làm thế nào".

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 6.

Cô Nguyễn Thị Hậu ở tạm tại Bệnh viện Nhi.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 7.

Đứa cháu nhỏ thèm sữa.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 8.

Bữa cơm tình nguyện của cô Hậu.

Bà hoả thiêu trụi tất cả trên hành trình chữa bệnh cho con

Anh Vũ Văn Hệ (quê Nghệ An) thuê nhà trong khu xóm trọ để chăm sóc con từ năm 2014. Đứa bé bị bại não điều trị tại Bệnh viện Nhi đến nay đã được 4 năm.

"Khoảng 5h30 chiều 17/9, em đang tắm ở phòng tắm số 1 thì nghe mọi người hô cháy. Em chỉ kịp mặc đồ rồi hô hào mọi người dưới tầng 1. Em có gặp một bà khiếm thính, bà không biết gì nên em đã dắt bà đi trước rồi em mới quay lại lấy bình xịt cứu mọi người. Em là người chạy ra cuối cùng khỏi đám cháy. Đến khi sực nhớ, em mới quay lại phòng của mình để thu dọn đồ đạc, nhưng mà khi đó em chẳng cầm được gì ngoài cái ổ khoá" - anh Hệ nhớ lại.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 9.

Anh Hệ kể lại sự tình hôm qua.

Anh Hệ còn nhớ rõ, ngọn lửa ập đến rất nhanh. Mọi vật tư thiết bị, cả giấy tờ khám bệnh của đứa con nhỏ cũng bị lửa thiêu trụi. Cả đêm qua (17/9), anh Hệ đi lang thang xung quanh hồ Ngọc Khánh. "Giờ biết ở đâu nữa, khi nào dọn dẹp xong hiện trường thì tính tiếp..."

Đứng bên ngoài nhìn vào đống đổ nát tại khu trọ, cô Nguyễn Thị Chính (quê Hải Phòng) khóc nức nở, mắt sưng húp. Cô lên Hà Nội gần 1 năm để chăm cháu bị ung thư, đứa bé vừa bị bác sĩ trả về vì không đủ điều kiện chăm sóc. Thời điểm phát hoả, cô Chính đang tắm. Nghe mọi người hô hào, cô chạy ra thì phát hiện khói bốc mù mịt ngay trước cửa nhà.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 10.

Cô Chính bật khóc nhớ lại vụ hoả hoạn.

"Tôi chạy vào gọi con dâu rồi 3 mẹ con cùng chạy ra. Tối hôm qua tôi ngủ vật vờ ngoài đường. Sáng nay cho con gọi taxi về quê, còn tôi ở lại xem vớt vát được gì không. Tôi không còn đồng nào nữa, con tôi gọi taxi về nhà ai trả tiền thì trả..." - cô Chính bật khóc.

Khoa ngoại Bệnh viện Nhi bình thường chỉ điều trị ban ngày, đến 16h30 chiều sẽ đóng cửa. Nhưng ngay trong tối 17/9, nhiều phòng tại khoa đã mở cửa để tiếp đón người dân. Những hoàn cảnh nào không đủ điều kiện cũng được bệnh viện tạo cơ hội trú tạm.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 11.

Anh Phạm Hải Định.

Anh Phạm Hải Định là người gốc Quảng Bình đưa con trai bị u não ra Hà Nội chạy chữa. Ngọn lửa bên ngoài khu trọ vô tình nhấn chìm mọi thứ trong căn nhà trọ xập xệ. Anh toan quay lại lấy đồ nhưng lửa bốc cháy mạnh quá, không vào được. Cũng như nhiều hoàn cảnh khác, anh Định thuê nhà nghỉ giá rẻ để tá túc qua đêm. Sáng hôm sau, anh lại đưa con vào viện để ở tạm.

"Nói chung tâm trạng tôi lo lắng lắm. Tôi cũng tiếc đồ đạc nhưng quan trọng nhất vẫn là con người", anh Định nói.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 12.

Chị Ca - mẹ của bé Nguyễn Hải Đăng (4 tuổi), căn nhà trọ của chị cháy sạch.

Cuộc sống tạm bợ của bệnh nhân sau vụ cháy gần Viện Nhi: Tiền tích cóp để chữa trị cháy rụi cùng giấy tờ, thuốc men - Ảnh 13.

Bé Đăng chơi vui trong bệnh viện.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Bệnh viện Nhi cho hay, ngay trong đêm 17/9 khi phát hiện hoả hoạn, bệnh viện đã tiếp nhận khá đông người bệnh tới ở tạm. Tại tầng 8 Khoa Ung Bướu và Khoa Ngoại, người dân tập trung khá đông, nằm xen kẽ giữa các phòng bệnh.

Trận hoả hoạn đã cướp đi của họ tất cả, từ số tiền tích cóp chữa bệnh cho con đến những thiết bị y tế đắt đỏ mới mua về. Cả quần áo và sữa cho cháu cũng chẳng còn. Họ đều là những người xa xứ cô đơn, chỉ có mái nhà trọ là nơi nương tựa trong hành trình vất vả. 

Và giờ, mọi thứ đều tan biến trong cơn giận dữ của hoả thần. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày