Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”?

Melmonth | Design: Trường Dương, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 18/08/2021

Bộ phim đầu tiên cũng là cuối cùng của Góa Phụ Đen đã đặt một cái kết buồn cho nhân vật của chính mình, và mở ra một tiền lệ đáng báo động của ngành công nghiệp điện ảnh.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 1.

Sau nhiều năm chờ đợi, bộ phim cho nữ anh hùng đời đầu của MCU cũng chính thức ra mắt với công chúng. Black Widow, tiếc thay được đánh giá là chỉ là một sự “trả bài” để phản hồi lại thắc mắc bấy lâu nay của công chúng và người hâm mộ về sự xuất hiện dài hạn nhưng quá nhạt nhòa của nữ anh hùng MCU đầu tiên: Góa Phụ Đen. Tuy nhiên, sự thất vọng không chỉ diễn ra ở bộ phận khán giả, mà xem ra cả Nhà Chuột cũng không hài lòng với “đứa con tinh thần” của mình, khi Black Widow chỉ mang về cho “cha đẻ” gần 350 triệu USD - quá kém xa so với loạt phim tiền nhiệm của nhà Marvel.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 2.

Để vớt vát, Disney đã chuyển hướng đưa “đứa con” này đến gần với công chúng hơn bằng cách... phát hành bộ phim lên nền tảng trực tuyến Disney+, song song với hình thức chiếu rạp. Cách làm này đem về cho Disney hơn 60 triệu USD cùng với một đơn hầu tòa đến từ phía nữ chính của bộ phim Black Widow dành tặng cho “gia đình” của mình. Cô cho rằng Disney đã không tuân thủ quy tắc hợp đồng. Theo thông lệ, cát-xê của diễn viên được tính theo lợi nhuận đến từ rạp chiếu, động thái trình chiếu trên một nền tảng khác của Disney rõ ràng đang làm “tiền lương” của Góa Phụ Đen giảm đi đáng kể!

Luật sư phía Scarlett cho biết: “Marvel hứa phim được phát hành tại rạp. Scarlett Johansson, Disney, Marvel và tất cả người làm việc ở Hollywood đều hiểu rằng điều đó có nghĩa là phim sẽ được phát hành độc quyền tại rạp”

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 3.

Năm 2019, Scarlett Johansson đứng đầu bảng trong danh sách những nữ diễn viên có thù lao cao nhất thế giới, ở mức 56 triệu USD theo Forbes. Những người ủng hộ Scarlett Johansson cho rằng đây là một hành động tiên phong và nữ quyền khi mà tại Hollywood, cát-xê cũng như tiếng nói của các diễn viên nữ chênh lệch với cánh đàn ông. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ lại, mỗi bộ phim hoàn thành, Scarlett nhận được khoảng 15 triệu USD, nhưng không bằng mức cát-xê 20 triệu USD tiêu chuẩn của các diễn viên nam nổi tiếng, và không đến một nửa so với con số được cho là 75 triệu USD của Iron Man trong Endgame. Tưởng rằng cát-xê cao thì tốt, nhưng trong trường hợp này thì Disney lại đang dùng điều đó làm vũ khí chống lại Scarlett, tô vẽ cho cô hình ảnh một người phụ nữ tham lam đến mức sẵn sàng rũ bỏ tình nghĩa hơn 10 năm gắn bó với gia đình Marvel, đặc biệt là khi phía Disney đã tiết lộ rằng cô đã có 20 triệu USD từ khi Black Widow ra mắt trên Disney+.

Mỉa mai hơn nữa, hình ảnh người phụ nữ tham lam kia lại trái ngược hoàn toàn với những thông điệp nữ quyền mà Disney đã xây dựng cho Black Widow trong xuyên suốt nội dung của bộ phim. Đồng thời, hình tượng đại diện phong trào nữ quyền của đả nữ Góa Phụ Đen cũng khó thuyết phục khi trước đó cô từng có thời gian ủng hộ Woody Allen trong lùm xùm lạm dụng tình dục giữa phong trào Me Too.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 4.

Cô cũng bị đào bới loạt phốt trước đó như nhận vai nữ chính “tẩy trắng” trong live - action Ghost In The Shell dù Scarlett Johansson thừa biết rằng nhân vật này mang quốc tịch Nhật Bản. Hành động bất chấp “tẩy trắng” và “Mỹ hóa” nội dung của Scarlett được nhắc lại khi vụ kiện ầm ĩ và đả nữ bị lên án là đạp đổ hình tượng của mình để chạy theo... hợp đồng làm phim. Nếu nói Disney cố tình công khai cát-xê của Scarlett để bôi đen danh tiếng của Góa Phụ Đen, thì những lùm xùm trước đó về hành động của nữ diễn viên cũng đã đủ kéo hình ảnh của cô gần đến đáy vực trong vụ kiện này.

Lên tiếng phán xét Góa Phụ Đen là thế, nhưng những động thái của Disney cũng không khỏi khiến công chúng tự đặt câu hỏi về giá trị đạo đức của một hãng phim lớn trong nền công nghiệp điện ảnh. Khi nhận được đơn kiện, phía Disney khá gay gắt khi dùng từ “nhẫn tâm” để cáo buộc Scarlett và đặt bối cảnh dịch bệnh toàn cầu để đánh lạc hướng công chúng, nhấn mạnh hình ảnh tham lam của nữ diễn viên. Việc làm này khiến Disney bị chỉ trích là “đạo đức giả”, “tiêu chuẩn kép” khi mà họ vẫn ung dung mở của Disney World của mình mặc muôn vàn tranh cãi về sự an toàn giữa thời điểm dịch bệnh, còn tốc độ tăng trưởng cổ phiếu của Disney vẫn “đều” và chẳng hề hấn tí gì vì Covid.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 5.

Lượt đăng ký của Disney+ đã tăng gấp đôi tính từ đầu năm nay, và Black Widow đã kéo con số đó lên hơn 120 triệu lượt

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 6.

Sự việc xảy ra cho cho bộ phim Black Widow đã dồn thêm sự hỗn loạn cho hành trình của một nhân vật bị xem là “không quá quan trọng trong vũ trụ Marvel”. Dù đã nỗ lực thể hiện tính nữ quyền ở tác phẩm cuối cùng (trông như vớt vát), nhưng phần đông khán giả đều có thể thấy được nhân vật Natasha ngay từ đầu đã không thể là đại diện của nữ quyền - một sự tiên đoán về kết thúc buồn của Scarlett và cả nhân vật cô thể hiện.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 7.

Từ những giai đoạn đầu tiên, Black Widow xuất hiện với vẻ ngoài có phần gợi cảm quá mức. Không khó để bắt gặp những bài báo, những chủ đề bàn tán về vẻ ngoài, hay nói thô hơn là về cơ thể của Natasha. Kể cả những nhân vật trong phim cũng bàn về Natasha như một vật phẩm được sở hữu, thay vì là một con người. Một giai đoạn “chào sân” không mấy vẻ vang đã khiến cho những khái niệm này đeo bám dai dẳng Góa Phụ Đen từ phim cho đến đời. Tất cả những gì hai số phận này nhận được chỉ là sự quan tâm về diện mạo của mình (thay vì những yếu tố như diễn xuất, vai trò…), Scarlett thậm chí còn phải chịu đựng những câu hỏi phỏng vấn ngớ ngẩn như hỏi về phong cách thời trang của cô.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 8.

Và đau buồn hơn cả, một trong những nữ anh hùng hiếm hoi của MCU đã dành trọn cuộc đời của họ để… sống vì đàn ông - một nghịch lý quá lộ liễu mà Disney cũng không thể chối cãi. Trải qua 9 bộ phim, trong phần phim Avengers thứ 2 nhân vật Natasha tự hạ thấp mình là con quái vật chỉ vì không có khả năng sinh con? Yếu tố này chẳng khác nào đang gói gọn giá trị người phụ nữ trong một chức năng sinh đẻ! Và đến đoạn kết của Góa Phụ Đen trong Endgame cũng vì hy sinh cho đàn ông, với lý do anh ta còn có gia đình còn cô thì không! Và cái chết của cô cũng chóng vánh, mờ nhạt ở lưng chừng giữa bộ phim, hoàn toàn vội vã nếu so với khoảnh khắc ra đi hào hùng của Iron Man vì tất nhiên, cát-xê của anh hơn cô vài chục lần. Điều đó ngay từ đầu cũng biến bộ phim riêng duy nhất của Black Widow trở thành một sự vớt vát gắng gượng, khi mà mức độ hứng thú với tiền truyện của một nhân vật đã chết của công chúng vốn đã chẳng hứa hẹn. Quá trình ấp ủ dài hạn của dự án Black Widow khiến người ta kì vọng vào một siêu phẩm gắn kết mật thiết với những bí ẩn của vũ trụ Marvel, nhưng lại hiện lên một cách lạc quẻ rồi kết thúc bằng một vụ kiện. Tuy có thể dự đoán trước, nhưng rõ ràng kết cục này quá đáng tiếc cho một nhân vật, một cốt truyện về phụ nữ trong ngành công nghiệp tỷ đô được quy định bởi cánh đàn ông.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 9.
Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 10.

Kể từ thời gian dịch bệnh diễn ra, Netflix đạt hơn 200 triệu người dùng trả phí, cùng với đó nền tảng HBO Max cũng được dự đoán sẽ đạt vào 120 triệu đến 250 triệu lượt đăng ký. Mối quan tâm hàng đầu bây giờ không còn là tối đa hóa doanh thu, mà là tối đa hóa số lượng người đăng ký dịch vụ. Dự đoán của các chuyên gia, trong vòng vài năm tới sẽ có cuộc “thảm sát” lẫn nhau giữa các đế chế phim ảnh, một số kẻ yếu chắc chắn sẽ bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi này. Các công ty hiện tại đều đã bày tỏ hết tham vọng của mình để trở thành ông hoàng chiến thắng sau cùng, Disney+ là một điển hình cho tham vọng đó.

Tuy nhiên, so sánh với các đối thủ lâu năm, Disney+ có vẻ sẽ phải “chạy hụt hơi” để bắt kịp. Việc chấp nhận nguy cơ rạn nứt mối quan hệ với một nhân vật “không mấy quan trọng” dường như được quy đổi thành một cái giá mà Disney chấp nhận phải trả để cạnh tranh sát ván với các ông lớn kia. Tiếp đó, động thái phát hành Shang-Chi tại rạp thay vì trực tuyến cho thấy Disney hoàn toàn nhận thức được mức độ nghiêm trọng mà vụ kiện gây ra.

Chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nền công nghiệp điện ảnh, tuy vẫn chưa ngã ngũ nhưng vẫn có thể dự đoán được rằng vụ kiện sẽ là tiền đề thay đổi diện mạo lẫn cấu trúc cơ bản của nền công nghiệp điện ảnh.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 11.

Trước Disney, Warner Bros đã cố gắng thỏa thuận và trả thêm cho Gal Gadot cùng với đạo diễn Patty Jenkins 10 triệu USD để được phát hành trực tuyến Wonder Woman trên HBO Max. Hành động này của Warner Bros đã khiến nhiều ngôi sao của hãng phim tỏ ra bức xúc vì không nhận được khoản “bồi thường” tương tự.

Hai cựu luật sư giải trí thừa nhận rằng đây là lúc thích hợp để bắt đầu thay đổi cách tìm ra phương án giao dịch tốt nhất trong chiến lược phát hành trực tuyến. Nó gợi ra một tương lai mà diễn viên lẫn nhà sản xuất bị khóa trong các hợp đồng lớn, độc quyền dài hạn và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối một cách gắt gao hơn. Điều đó, lại tiếp tục làm dấy lên sự lo ngại về tính nghệ thuật, tính sáng tạo cũng như yếu tố cảm xúc vốn dĩ đã mai một giữa Hollywood đang bị thống trị bởi loạt phim franchise gò bó. Việc Scarlett Johansson đứng lên kiện hãng phim, cũng có thể xem là một hành động nỗ lực cân bằng đôi chút cho cán cân quyền lực ngày càng một chiều của các ngôi sao và hãng phim lớn. Không khó để nhận ra rằng vai trò của các diễn viên phim bom tấn dường như đang ngày càng mờ nhạt khi các hãng phim chủ yếu sử dụng kỹ xảo quay dựng, CGI cùng quyền sở hữu trí tuệ từ truyện tranh để làm ra những bom tấn. Những ngôi sao của Marvel đều khởi điểm với cát-xê bèo bọt và danh tiếng ở mức tàm tạm ở phần phim đầu tiên; rồi nhờ những bom tấn này mà vụt lên hàng sao hạng A. Khi không còn là lý do chính kéo khán giả ra rạp, các ngôi sao cũng yếu ớt và đuối sức trước những ông lớn có thể phẩy tay tạo ra những ngôi sao mới trong những phần phim mới bất kỳ lúc nào.

Đằng sau drama chấn động của Góa Phụ Đen và Disney: Đả nữ giàu nhất Hollywood quá tham lam hay đế chế Nhà Chuột “đạo đức giả”? - Ảnh 12.

Từng là một thành viên của đại gia đình Marvel, sau hơn một thập niên luẩn quẩn với vai trò làm nền, kể cả bộ phim riêng cũng là để giới thiệu cho thế hệ tiếp theo của MCU, không quá khó hiểu khi Scarlett giờ đây buộc phải đứng lên để đòi lại những quyền lợi cuối cùng. Câu chuyện chưa từng có tiền lệ này không xoay quanh vấn đề lợi ích tiền bạc như Disney đã cố gắng thu nhỏ và giảm tính nghiêm trọng của vấn đề, đây là một tấm gương đang phản ánh cả một nền công nghiệp điện ảnh nói chung và “miền đất hứa” Hollywood với vô vàn những vấn đề cần giải quyết, trước khi chuyển sang một thời kỳ mới.

Nguồn ảnh: Marvel