Cùng 2 giảng viên Việt từ đầu cầu New Zealand tiếp tục “giải ngố” về CNTT cho các IT lover (phần 1)

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 28/09/2021

Cùng với kỉ nguyên 4.0, CNTT liên tục được hàng loạt tổ chức danh tiếng "ưu ái" xếp hạng top ngành nghề hàng đầu trước và sau đại dịch Covid-19. Điều này biến CNTT thành một từ khoá cực phổ biến. Nhưng, liệu "anh bạn thân" Google đã giúp bạn giải đáp chính xác hay bạn vẫn đang ở trong mê cung những lầm tưởng?

Cùng gặp gỡ anh Nguyễn Hoàng Minh và anh Phạm Đăng Ninh, hai giảng viên Việt phụ trách khoa CNTT của 2 trường đại học danh tiếng ở New Zealand để có cái nhìn thấu đáo về ngành học này nhé.

Mới đây, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI) xếp công nghệ thông tin (CNTT) vào nhóm ngành có xu hướng tuyển dụng tăng cao trên thế giới sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỉ lệ thuận với sức hút khó cưỡng này, số lượng các lầm tưởng cũng tăng lên khiến những ai muốn "thử sức" dễ có sự hiểu biết không chính xác.

Để "bóc trần" sự thật sau những ngộ nhận đó, anh Nguyễn Hoàng Minh cùng anh Phạm Đăng Ninh sẽ "song kiếm hợp bích" tháo gỡ lầm tưởng thông qua những chia sẻ từ A đến Z xuyên suốt 2 phần nội dung liên tiếp nhen.

Lầm tưởng 1: Học CNTT là học lập trình

Nếu đây đang là suy nghĩ của bạn thì đừng lo, "you are not alone". Vì đa số các bạn học sinh đều bị "dính chưởng" lầm tưởng này.

Anh Minh cho biết: "Trên thực tế, trong những năm gần đây, CNTT liên tục chuyển mình với hàng loạt lĩnh vực mới, tác động sâu rộng đến đời sống con người như Machine Learning (ML), Edge Computing, Quantum Computing, VR/AR, Blockchain, IoT, 5G, Cyber Security… Vì vậy, dựa trên nhu cầu tuyển dụng, ngành học này không gói gọn trong hai chữ 'lập trình' mà đã phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều chuyên ngành khác nhau với những thế mạnh và yêu cầu khác nhau".

Cùng 2 giảng viên Việt từ đầu cầu New Zealand tiếp tục “giải ngố” về CNTT cho các IT lover (phần 1) - Ảnh 1.

Anh Minh cho biết, chuyên ngành CNTT bây giờ không chỉ là việc học lập trình, mà đã mở rộng thêm nhiều chuyên ngành khác nhau

Như vậy, thế giới CNTT là vô cùng rộng lớn hơn những gì chúng ta biết. Do đó, để đón đầu xu hướng và hoạch định tốt cho tương lai, việc bạn cần làm là hãy tìm hiểu kĩ và chuẩn bị các lộ trình học tập tương ứng với chuyên môn muốn theo đuổi. Các trường đại học, đặc biệt là những trường chú trọng đầu tư mạnh mẽ cho tương lai, những năm gần đây cũng liên tục đẩy mạnh đầu tư thêm hay mở ra những ngành học mới phù hợp với nhu cầu của thời đại. Lấy ví dụ như Chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính và Thông tin (BCIS) của Đại học Công nghệ Auckland (AUT) hiện đang đào tạo nhiều chuyên ngành đặc thù như Dịch vụ kỹ thuật số (Digital Services), An ninh mạng (Networks and Cybersecurity), Phát triển phần mềm (Software Development), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và Khoa học dữ liệu (Data Science).

Lầm tưởng 2: Muốn thành chuyên viên CNTT giỏi chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn

Cùng 2 giảng viên Việt từ đầu cầu New Zealand tiếp tục “giải ngố” về CNTT cho các IT lover (phần 1) - Ảnh 2.

Anh Ninh chia sẻ, các bạn sinh viên phải có thêm kiến thức về chuyên ngành khác ngoài kiến thức nền tảng khi theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu

Đây là suy nghĩ vừa đúng vừa không đúng. Điểm đúng ở đây là như các ngành học khác, việc nắm vững nền tảng của CNTT như ngôn ngữ lập trình cơ bản, toán học là đòi hỏi tiên quyết. Tuy nhiên, như thế là chưa đủ. Để trở thành chuyên viên của bất cứ lĩnh vực nào về CNTT, bạn còn cần phải có kiến thức các lĩnh vực chuyên môn khác, kỹ năng mềm cùng tinh thần học tập suốt đời để theo kịp sự thay đổi chóng mặt của CNTT.

Đơn cử với ngành Khoa học dữ liệu, anh Ninh cho biết: "Khoa học dữ liệu là một liên ngành phát triển liên tục với kiến thức đến từ nhiều nguyên lý thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nên ngoài các kiến thức nền tảng về Toán thống kê (Statistics) và Khoa học máy tính (Computer Science), các bạn phải có thêm kiến thức về 1 lĩnh vực nhất định như y học, giáo dục, truyền thông, tài chính… vì mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có cách xử lý, phân tích, và sử dụng kết quả phân tích khác nhau". Đáp ứng nhu cầu thực tiễn ấy, các trường ĐH ở New Zealand như trường ĐH Auckland nơi anh đang giảng dạy, người học có thể theo lộ trình chuẩn Cử nhân ngành Khoa học dữ liệu trong 3 năm; hoặc có thể theo bậc Thạc sĩ ngành Khoa học dữ liệu trong 4 năm bao gồm 3 năm đầu theo lộ trình Cử nhân và 1 năm cuối cho chương trình Thạc sĩ.

Sau màn "bóc trần" 2 lầm tưởng đầu tiên, bạn hẳn đã có những hình dung sơ khai về lộ trình học. Thế nhưng sau khi xác định cho mình 1 hướng đi, tin rằng bạn vẫn sẽ tiếp tục băn khoăn về phương pháp học hiệu quả nhằm chinh phục nhóm ngành "high-tech" này cùng n thắc mắc về các "tips" thu hút nhà tuyển dụng sau khi ra trường.

Yên tâm rằng bạn cần thì đã có anh Minh và Ninh "lo", nên hãy đón chờ những lời khuyên tiếp theo trong phần 2 nhé.

Trong ba năm liên tiếp 2017-2019, New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (Educating for the Future Index) trên bảng xếp hạng của The Economist Intelligence Unit. Giáo dục ở xứ sở Kiwi tập trung phát triển kỹ năng và kiến thức để người học có thể đón đầu và thích ứng với các thay đổi trong môi trường lao động ở tương lai.

Ngoài ra, với những bạn muốn trải nghiệm các khóa học trực tuyến chất lượng từ New Zealand, các bạn có thể học miễn phí, bao gồm các khóa về Data Science tại: https://www.futurelearn.com/courses/collections/study-new-zealand.

Tham khảo lộ trình học lĩnh vực CNTT tại New Zealand tại website Study in New Zealand.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày