Nền ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú từ những món ăn đường phố đơn giản, hấp dẫn đến những món "sơn hào hải vị" đẳng cấp thượng hạng. Tuy nhiên, cũng phải nhắc đến những món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi là đã đủ khiến người ta tò mò muốn thưởng thức ngay lập tức.
Cùng "điểm mặt" một số món ăn có cái tên độc, lạ thuộc hàng đầu Việt Nam ngay bây giờ và xem những món ăn đó có gì đặc biệt không nhé.
Được chuẩn bị cẩn thận, cầu kì từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, pa pỉnh tộp chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Lên vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.
Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén - một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Cá sau khi tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê. Món ăn sẽ khiến thực khách "phải lòng" ngay từ miếng đầu tiên.
Món ăn được coi là hôi nhất xứ Mường là "nậm pịa". Đây cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc Thái ở khu vực Mai Châu (Hòa Bình). Nguyên liệu chính để chế biến món này là nội tạng của động vật. Ngày trước, người dân nơi đây thường dùng nội tạng của lợn rừng làm nậm pịa, bây giờ người ta dùng trâu, bò, dê... Sau khi thịt con vật, người ta sẽ chọn phần ngon nhất như sụn, cuống tim, thịt nạc, thịt bạc nhạc và tiết. Tất cả nội tạng như lòng, tiết, tim gan, phèo, phổi được đem ninh nhừ.
Pịa chính là phần phân non nằm giữa đoạn ruột già và dạ dày. Để lấy được pịa chuẩn đòi hỏi phải có nghề. Khi mổ bụng động vật, người ta phải cẩn thận thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày để chất tương bột trong ruột non không bị pha tạp.
Ấu tẩu là tên loại củ có độc tố mạnh, có vẻ ngoài giống củ ấu. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm, người dân Hà Giang đã có món đặc sản đãi khách. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh.
Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền. Khâu nhục hay còn gọi là "nằm khâu", vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo.
Món ăn được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã ướp kĩ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu.
Tên bánh mang nghĩa tượng hình, bởi khi cầm trên tay bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, chấm nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà.
Món ăn nghe lạ tai này thực chất là cách gọi khác để nói tới món cơm tấm sườn bì chả và được dân gian đọc lái (đọc ngược) lại là sà bì chưởng. Một món ăn đặc trưng của người miền Nam và được bày bán ở khắp các con phố ở Sài Gòn.
Món ăn nghe có phần lạ tai, nhưng trên thực tế, gạo huyết rồng là loại gạo có chất chống oxy hóa và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ. Đây cũng là đặc sản của vùng Đồng Tháp. Món cơm này được chế biến từ loại gạo huyết rồng nổi tiếng, món ăn ngon có vị thơm bùi được ủ hấp bởi tài hoa của người đầu bếp Nam bộ, với mùi thơm nhè nhẹ từ sen, lại có vị thơm và mặn mòi của gia vị. Kế đến đó là cái cứng, dai đặc trưng của hạt gạo huyết rồng mà theo nhiều người thì càng nhai càng thấy hạt cơm toả ra vị ngọt ngào thơm thảo hấp dẫn thực khách.