"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 17:00 11/02/2025
Chia sẻ

Nhiều người từng sử dụng thiết bị này đều nói rằng đây là "cú lừa" lớn nhất trong nội thất nhà bếp.

Hai năm gần đây, khi cải tạo nhà bếp, nhiều gia đình đều đồng loạt chọn bồn rửa lớn một ngăn vì cho rằng nó có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người sau khi sử dụng mới nhận ra đây có thể là quyết định sai lầm nhất khi làm bếp. 

Vậy nguyên nhân do đâu? 

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 1.

Vì sao nhiều người chọn bồn rửa lớn một ngăn?

Trước tiên, hãy điểm danh qua lý do mọi người thi nhau chọn bồn rửa bát 1 ngăn. Hỏi thăm những gia đình đã lắp đặt bồn rửa đơn cỡ lớn, có thể tổng kết 4 lý do chính:

- Chán cảnh bồn đôi chật chội: Bồn rửa là khu vực sử dụng nhiều nhất trong bếp, nếu quá nhỏ như bồn rửa tách đôi sẽ rất bất tiện, đặc biệt là khi rửa nồi chảo to. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng chọn bồn rửa lớn sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 2.

- Phụ kiện linh hoạt, đa dạng: So với bồn rửa đôi truyền thống, bồn rửa lớn một ngăn không chỉ đơn giản là một chiếc bồn rửa mà còn đi kèm với nhiều phụ kiện tiện lợi như rổ rửa rau, khay ráo nước, thớt đi kèm... giúp mở rộng chức năng của khu vực bếp. Dù những phụ kiện này hoàn toàn có thể mua riêng nhưng đồ đi kèm sẵn theo bồn thường vừa vặn hơn, tiết kiệm công sức tìm kiếm và đảm bảo tính thẩm mỹ.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 3.

- Tận dụng không gian tối đa: Những ai từng dùng bồn rửa đôi chắc hẳn đều biết rằng bên dưới sẽ có hai đường ống thoát nước, sau đó hợp lại làm một, khiến phần không gian dưới bồn bị chiếm mất đáng kể, làm giảm khả năng lưu trữ. Trong khi đó, bồn rửa đơn chỉ có một đường ống thoát nước, thậm chí nhiều thiết kế còn có ống thoát nước gấp khúc hoặc đặt lệch sang một bên, giúp tận dụng không gian bên dưới tối đa. Nhờ đó, diện tích lưu trữ dưới bồn rửa có thể tăng từ 30% lên đến 80-90%, giúp sắp xếp đồ đạc gọn gàng hơn.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 4.

- Xu hướng thị trường: Ngoài những lý do trên, một yếu tố quan trọng khác là xu hướng thị trường. Các nhà sản xuất không ngừng tung ra những thiết kế mới, nhìn có vẻ hợp lý hơn, tiện lợi hơn, khiến người tiêu dùng dễ dàng bị thu hút và lựa chọn theo xu hướng.

Vậy tại sao bồn rửa lớn một ngăn lại trở thành "cú lừa" trong thiết kế bếp?

Lý do là không phải bồn rửa đơn nào cũng lý tưởng. Nhiều người khi mua không cân nhắc kỹ về kích thước, thiết kế thoát nước hay sự phù hợp với không gian bếp của mình. Đến khi lắp đặt và sử dụng mới nhận ra những điểm bất tiện nhưng lúc này thì đã quá muộn để thay đổi.

Những điểm bất lợi của bồn rửa lớn 1 ngăn có thể kể đến như:

1. Quá nhiều phụ kiện, chiếm mất nửa bồn rửa

Dù bồn rửa đơn có không gian rộng rãi, rất tiện lợi khi rửa nồi chảo lớn nhưng trong thực tế, chúng ta không chỉ rửa nồi mà còn cần rửa bát, rửa rau... Lúc này, bồn rửa lớn lại không đủ linh hoạt, buộc phải sử dụng thêm rổ rá, khay lọc, giá để... để hỗ trợ. Kết quả là phụ kiện chiếm mất nửa bồn rửa, làm giảm diện tích sử dụng thực tế, thậm chí còn khiến việc thao tác trở nên bất tiện hơn.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 5.

Mà cho dù nhiều nhà sản xuất đã “tinh tế” tặng kèm nhiều phụ kiện đánh vào tâm lý "được nhận" của người mua nhưng đó cũng là lý do khiến bồn rửa trở nên chật chội. Từ chiếc bồn lớn trong mơ giờ biến thành một bồn rửa nhỏ hẹp. Mỗi lần rửa nồi niêu xoong chảo lại phải tháo hết các phụ kiện ra, rất bất tiện.

Thậm chí, một số bồn rửa không đủ không gian để lắp tất cả phụ kiện cùng lúc. Giỏ rửa rau, khay thoát nước chỉ có thể đặt cạnh nhau, không thể trượt lên xuống để linh hoạt điều chỉnh.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 6.

2. Dễ bẩn, khó vệ sinh

Lý do chính khiến bồn rửa đơn không sạch là do hai vấn đề lớn: Rãnh trượt bám bẩn và thiếu ngăn chia, nước dễ bắn tung tóe. Những rãnh này là nơi tích tụ dầu mỡ, cặn bẩn, mỗi lần vệ sinh phải kỳ cọ kỹ càng, tốn rất nhiều công sức.

Ngoài ra, khi rửa bát hay chảo, các phụ kiện xung quanh dễ bị dầu mỡ bắn vào, khiến số lượng thứ cần rửa tăng lên gấp bội.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 7.

Chưa kể, giỏ thoát nước đặt trong bồn rửa cũng gây bất tiện. Bát đĩa rửa sạch chưa kịp ráo nước nhưng khi rửa rau, rửa hoa quả, nước bắn lung tung khiến bát đĩa lại ướt và bẩn trở lại. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh, mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Một sai lầm phổ biến nữa là dùng thớt gỗ đặt trên bồn rửa. Gỗ thấm nước nên nếu đặt trên bồn rửa thường xuyên bị ẩm, dễ nấm mốc. Đến khi nhận ra thì có thể chính mình đã ăn phải không ít vi khuẩn và nấm mốc rồi.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 8.

Ngoài ra, chất liệu của bồn rửa cũng ảnh hưởng đến độ sạch. Những loại inox bóng loáng thoạt nhìn có vẻ đẹp nhưng dễ trầy xước. Chỉ dùng một thời gian ngắn, bề mặt bồn rửa đã đầy vết xước nhỏ li ti, nhìn không chỉ cũ kỹ mà còn bám bẩn nhiều hơn, trông rất mất vệ sinh.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 9.

3. Tăng gánh nặng lưu trữ

Nhược điểm lớn nhất của bồn rửa đơn nhiều phụ kiện chính là khó cất gọn. Ban đầu, ai cũng nghĩ có nhiều phụ kiện sẽ tiện lợi nhưng thực tế không thể để tất cả lên bồn rửa suốt ngày được.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 10.

Muốn cất đi thì lại vướng víu vì chúng đều là đồ cồng kềnh, không dễ xếp gọn. Nhà mình dù ít phụ kiện nhưng chỉ với một chậu rửa rau và giỏ thoát nước đã không biết nhét vào đâu cho gọn.

Nhiều người chọn để dưới tủ bếp nhưng khu vực này dễ ẩm ướt, không sạch sẽ. Dần dần, phụ kiện bị vứt xó, chẳng ai buồn dùng nữa.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 11.

4. Không an toàn

Có thể bạn chưa để ý nhưng không phải tất cả vật liệu của bồn rửa đều an toàn. Hầu hết các nhà sản xuất đều quảng cáo bồn rửa làm từ inox 304 nhưng phụ kiện đi kèm lại không có thông tin rõ ràng.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng tặng kèm phụ kiện như quà khuyến mãi và khi là quà tặng thì chẳng ai đảm bảo chất lượng cho bạn. Nếu dính phải đồ inox 201 thì không an toàn vì bản thân chúng không dùng được trong thực phẩm do dễ bị ăn mòn, gỉ sét. 

5. Núm vặn bất tiện

Trước đây, vòi rửa thường dùng cần gạt, đơn giản và dễ dùng. Nhưng khi thấy kiểu núm vặn hiện đại, nhiều người nghĩ trông đẹp và sang hơn, các nhà sản xuất cũng đánh đúng tâm lý này để quảng bá mạnh về tính thẩm mỹ.

Nhưng khi sử dụng rồi mới vỡ lẽ: Núm tròn rất khó xoay, nhất là khi tay ướt hoặc có dầu mỡ, trơn tuột vặn không nổi.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 12.

Chưa hết, loại vòi có hai chế độ xả (vòi thường & vòi sen) dùng chung một núm điều chỉnh. Ở giữa là điểm tắt nước nhưng nếu vặn quá tay, nước vẫn rò rỉ.

Ngoài ra, cách vận hành cũng thay đổi. Trước đây chỉ cần gạt trái/phải để chỉnh nóng/lạnh, gạt lên/xuống để mở/tắt nước thì bây giờ, bạn cần xoay núm trái/phải để chọn chế độ xả, vặn mạnh hay nhẹ mới quyết định nóng/lạnh.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 13.

Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng thực tế, nước lạnh luôn phải đi qua nước nóng trước khi chảy ra. Kết quả là lãng phí điện nước vì tốn thời gian làm nước nóng/lạnh.

Vậy có nên chọn bồn rửa đơn không?

Đọc đến đây, nhiều người có thể muốn bỏ ngay món đồ này trong bếp nhưng thực tế, bồn rửa đơn vẫn có thể là lựa chọn tốt, chỉ cần tránh những điểm bất tiện kể trên. 

Cách chọn bồn rửa đơn hợp lý:

1. Tránh bồn rửa inox bóng loáng

Như đã nói ở trên, inox bóng loáng rất dễ trầy xước sau một thời gian sử dụng, làm mất thẩm mỹ và dễ bám bẩn. Vì vậy, không nên chọn loại này. Thay vào đó, hãy ưu tiên loại có bề mặt mờ hoặc xước mờ vì:

- Ít trầy xước hơn, không bị lộ vết xước nhỏ.

- Giảm bám vân tay, bám dầu mỡ, vệ sinh dễ dàng.

- Sạch sẽ và cao cấp hơn.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 14.

2. Hạn chế phụ kiện thừa thãi

Dù các phụ kiện được tặng kèm nhưng nếu không hữu ích thì cũng chỉ chiếm không gian nhà bếp. Thay vì nhận quà tặng không cần thiết, tại sao không trừ tiền trực tiếp?

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 15.

Ngoài ra, nhiều phụ kiện đi kèm không đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thực tế. Có thể đó là đồ kém chất lượng (dễ gỉ sét, khó vệ sinh), hoặc kích thước không phù hợp như thớt quá nhỏ hoặc rổ quá cồng kềnh. 

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 16.

Do đó:

- Nếu cần chức năng ráo nước, hãy chọn giá để bát đũa dạng cuộn. Khi cần dùng có thể mở ra, không cần thì cuộn lại, giúp tiết kiệm không gian.

- Nếu thích có rổ ráo nước, hãy chọn loại rổ hẹp đặt dọc theo mép bồn rửa (chỉ chiếm khoảng 10-15cm). Loại này giúp bát đũa ráo nước nhanh hơn, không bị ướt do dính nước rửa rau hay rửa bát.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 17.

3. Chọn vòi nước loại thông thường

Mình đã trả giá đắt khi chọn vòi nước xoay núm tròn, tưởng là đẹp nhưng hóa ra cực kỳ bất tiện. Lý do thì cũng đã kể phía trên.

"Cú lừa” lớn nhất trong nhà bếp- Ảnh 18.

Vậy nên gợi ý cho các bạn khi mua bồn rửa đơn lớn là: 

- Chỉ cần chọn vòi nước truyền thống dạng gạt lên/xuống, dễ điều chỉnh, bền và thuận tiện hơn.

- Ngoài ra, tay nắm tủ, cửa cũng không nên chọn dạng tròn vì cầm nắm không chắc tay, nhất là khi bám nước hoặc dầu mỡ.

Nguồn: Aboluowang

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày