Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác

Splendid River, Theo Trí Thức Trẻ 15:57 27/11/2017

Khác với bộ phim "Pocahontas" từ năm 1995, các nhà làm phim da trắng ở Disney và Pixar đã thôi "mò mẫm" khi làm phim về những đề tài văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số với "Coco".

Trong suốt 2 thập kỷ trở lại đây, hãng phim hoạt hình Pixar đã không ngừng đạt được những bước đột phá quan trọng trong thể loại phim hoạt hình 3D máy tính, cũng như khả năng của những nhà làm phim trong việc xây dựng các nhân vật và thế giới khiến cho khán giả phải yêu mến từ cái nhìn đầu tiên.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 1.

Bộ phim Coco mới ra mắt tuần này của họ, lại là một bước tiến quan trọng không kém cạnh, nếu không phải chỉ cho chính họ, thì còn là cho cả ngành công nghiệp hoạt hình ở Hollywood: Lần đầu tiên Pixar làm phim về những nhân vật "da không trắng". Coco không chỉ lấy bối cảnh ở đất nước Mexico xinh đẹp, mà còn đưa khán giả đắm mình vào một nền văn hóa rực rỡ của họ, với một câu chuyện xoay quanh ngày lễ Dia de los Muertos (Ngày của người chết).

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 2.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 3.

Việc cố gắng sáng tạo ra các nhân vật hoạt hình ngoài da trắng lẽ ra không nên là một điều quá "điên rồ" đến vậy khi đây đã là năm 2017, nhưng Pixar đã tránh né việc tuyển các diễn viên cũng như tạo ra các nhân vật da màu từ bộ phim đầu tiên của họ Toy Story (1995).

Vấn đề này còn trở nên nhạy cảm hơn trong bối cảnh lãnh đạo hãng phim John Lasseter tạm dừng trách nhiệm của mình do những cáo buộc về "hành vi thiếu đứng đắn", và việc nữ diễn viên/nhà văn Rashida Jones rời khỏi ê kíp Toy Story 4 vì những lý do liên quan tới phân biệt chủng tộc và kỳ thị giới tính trong công ty này.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 4.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 5.

Jennifer Tilly

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 6.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 7.

Samuel L. Jackson

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 8.

Elizabeth Pena

Trong phim Monster Inc. từ năm 2001, nữ diễn viên Jennifer Tilly trong vai bà tiếp tân là người da màu đầu tiên được nhận vai trong một phim hoạt hình của Pixar. The Incredibles (2004) thì có Samuel L. Jackson và Elizabeth Pena trong vai những nhân vật da màu đầu tiên xuất hiện trong một phim của họ (một phần cũng vì phim của hãng này ít khi có nhân vật người).

Nhu cầu chính đáng về việc có thêm sự đa dạng văn hóa trong điện ảnh cũng đã giúp các nhân vật và diễn viên da màu trong phim của Pixar ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong những năm trở lại đây, ví dụ như Cars 3 của mùa hè vừa rồi khi nhân vật Cruz Ramirez (Cristela Alonzo) kể về quá khứ của cô ta, khi cô không có được nhiều cơ hội để sống với ước mơ trở thành xe đua của mình.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 9.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 10.

Coco có rất nhiều khả năng để bước vào "vết xe đổ" của hãng phim hoạt hình Walt Disney trong Pocahontas từ năm 1995, một bộ phim có nhiều tính "chuộc lỗi" cho những sai lầm trong quá khứ của hãng khi miêu tả các nhân vật da màu, trong một chuyện tình vượt qua cả chủng tộc, màu da.

May thay, Coco không cho cảm giác "mò mẫm" dù với "ý đồ tốt" của các nhà làm phim da trắng khi làm về một nền văn hóa rực rỡ như vậy, mà phần nhiều đã đạt được những sự tôn trọng đáng quý, giúp khán giả khám phá được về đất nước Mexico, khi vẫn mang đầy đủ "chất" của Pixar.

Dù chưa bao giờ đặt người da màu vào tâm điểm của sự chú ý trong phim của mình từ trước đến nay, Coco mang lại một trải nghiệm hết sức thoải mái qua lối kể chuyện tự nhiên đặc trưng của hãng. Khán giả không cảm thấy một sự "cố quá" nào từ phía đạo diễn Lee Unkrich, đồng đạo diễn Adrian Molina, hay các nhà làm phim khác trong việc phác họa nên bối cảnh đậm chất văn hóa tinh tế của phim.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 11.

Tác phẩm Pocahontas

Đây có thể nói là một điều mà chính Pixar thực ra đã từng làm được trong một trong số những bộ phim đáng nhớ nhất của hãng – ứng cử viên Oscar cho phim hoạt hình hay nhất Up (2009). Trong phim, ông già Carl Fredickson (Ed Asner) đã có một cuộc phiêu lưu trong căn nhà bóng bay lơ lửng trên trời, cùng với một chú bé hướng đạo sinh đầy nhiệt huyết Russell (Jordan Nagai). Không chỉ là đứa con trong một gia đình có bố mẹ bỏ nhau, Russell còn là một người Mỹ gốc Á.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 12.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 13.

Câu chuyện của Up không khi nào nhắc cho khán giả nhận ra vấn đề chủng tộc của Russell, thậm chí nhân vật Carl còn thấy bất ngờ hơn khi nghe về việc bố mẹ cậu bé không còn ở với nhau. Khi bộ phim kết thúc, Carl và Russell đã trở nên thân thiết tới mức ông già đã dành tặng luôn cho chú bé chiếc huy hiệu của vợ ông, truyền lại "ngọn lửa" phiêu lưu và để quá khứ của mình được yên nghỉ.

Diễn xuất của Nagai cũng đầy năng lượng hệt như Anthony Gonzalez trong vai Miguel, nhân vật chính của Coco. Trong cả 2 trường hợp, màu da hay chủng tộc của nhân vật là một phần tự nhiên của nhân vật mà không cần có một lý do cụ thể nào cho sự tồn tại của họ trong câu chuyện.

Coco rõ ràng quan tâm nhiều hơn tới nền văn hóa Mexico hơn Up về văn hóa của người Mỹ gốc Á, nhưng họ cũng không hề cố gắng tập trung vào vấn đề chủng tộc của nhân vật. Các nhân vật trong Coco là người Mexico, đơn giản là bởi vì câu chuyện nó như vậy. Một điều khác còn đáng khuyến khích hơn là khi hầu hết các diễn viên lồng tiếng, và cả một số họa sĩ thiết kế, họa sĩ hoạt họa trong phim đều là những người Mỹ Latin bản địa.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 14.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 15.

Coco - Sự chuộc lỗi của Hollywood đối với những nền văn hóa khác - Ảnh 16.

Coco cũng đã khắc họa nên một thế giới rực rỡ sắc màu và rộn ràng với "sự sống" khi xây dựng Vùng đất của những Linh hồn, cho dù nơi đây toàn các nhân vật hồn ma. Thiết kế của các bộ xương và Miguel tiếp xúc ở đây không những không kinh dị mà còn đáng yêu vô cùng, không hề kém cạnh thế giới tươi đẹp mà họ sống, cũng như phần âm nhạc tuyệt vời của họ cũng khiến khán giả phải đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.

Coco không hẳn là phim hay nhất của Pixar, nhưng là hay nhất kể từ Inside Out cách đây 2 năm, với hình ảnh đất nước Mexico đầy quyến rũ, được truyền tải một cách tự nhiên, tôn trọng và cực kỳ năng động.