Vitamin B2 còn được gọi là riboflavin, đây là chất ít tan trong nước và thuộc họ vitamin B. Loại vitamin này có thể tham gia vào quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của các tế bào, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit folic, niacin, vitamin B6 cùng các nguyên tố khác. Do đó, việc thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến cơ thể mất đi lá chắn bảo vệ trước các tác nhân bên ngoài.
Một khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì bạn có thể gặp phải một số biểu hiện khác thường này.
Cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ dẫn đến hàng loạt tổn thương ở niêm mạc miệng của người bệnh, hiện tượng này còn được gọi là thiếu hụt riboflavin. Lúc này, môi của người bệnh sẽ có tình trạng đỏ ửng, khóe miệng hai bên có màu trắng sữa, xuất hiện một số vết nứt, khô.
Đặc biệt, người bệnh còn liên tục xuất hiện tình trạng viêm môi, viêm miệng, viêm ở góc cạnh, viêm lưỡi... Hiện tượng loét môi có thể lặp đi lặp lại, ngay cả khi bạn đã uống thuốc thì những vết loét này vẫn rất khó chữa lành.
Cơ thể thiếu hụt vitamin B2 sẽ gây mờ mắt, nhức mỏi thị giác. Hầu hết người bệnh cũng dễ bị viêm bờ mi tái phát hoặc sung huyết kết mạc bất thường, viêm kết mạc tái phát. Nếu tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như dễ chảy nước mắt, sợ ánh sáng và có cảm giác nóng rát ở mắt.
Da của bất kỳ bộ phận nào từ người thiếu hụt vitamin B2 cũng có thể bị khô và đóng vảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng da còn có thể bị ăn mòn, tiết dịch, nứt nẻ, hằn nếp nhăn sâu và xuất hiện phát ban nhiều lần.
Ngoài ra, có những bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhiều lần ở những nơi tiết bã nhờn mạnh như giữa hai lông mày, rãnh mũi má hoặc sau tai.
Trên vùng da hai bên bìu có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy rõ rệt, kèm theo một số u nhú to bằng đầu ngón tay, không đều khi bị thiếu hụt vitamin B2.
Do các mụn này có cảm giác ngứa dữ dội nên người bệnh dễ gãi nhiều, dẫn đến tiết dịch và lở loét. Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể xảy ra nhiễm trùng.
Khi cơ thể con người thiếu vitamin B2 sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt những nhóm người sau nên cảnh giác:
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ vị thành niên (đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên).
- Người mắc bệnh mãn tính (người mắc bệnh tuyến giáp, bệnh đường tiêu hóa hay tiểu đường).
Nguồn và ảnh: Sohu