Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang

Phạm Trang, Theo Thanhnienviet.vn 10:00 16/08/2024
Chia sẻ

Chính từ niềm đam mê cũng như trách nhiệm vì môi trường của mình, chị Nguyễn Thị Hải Yến (1995, Bắc Giang) đã bắt đầu hành trình đầy rực rỡ với việc tái chế những chiếc quần jeans cũ.

Cuộc đời mới cho những chiếc quần jeans cũ

Mỗi người vẫn luôn có một cách bảo vệ môi trường của riêng mình và đối chị Nguyễn Thị Hải Yến (1995, Bắc Giang), việc tạo nên một vòng đời mới cho những món đồ jeans đã cũ không chỉ là công việc hàng ngày gắn bó suốt nhiều năm nay mà còn là cách chị “đền đáp” thiên nhiên.

Mèo Tôm handmade - cửa hàng với những chiếc túi nhỏ xinh được làm bằng đồ jeans cũ của chị Yến mới đây đã kỷ niệm tròn 5 năm mở cửa. 5 năm cũng là bằng ấy thời gian để chị - một cô sinh viên trường Đại học Lao động xã hội bắt đầu hành trình rực rỡ của riêng mình với tư cách cô chủ nhỏ.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Hải Yến

Nói về hành trình “bén duyên” với những món đồ thủ công, chị Yến chia sẻ bản thân rất thích thú với cảm giác có thể tỉ mỉ làm thành công một thứ, đặc biệt là túi xách làm từ nhiều chất liệu khác nhau.

“Có một lần lang thang tìm kiếm nguyên liệu làm handmade (đồ thủ công), mình tình cờ biết đến một cửa hàng bán phụ kiện may túi. Đến đây, mình đã choáng ngợp khi thấy khá nhiều mẫu túi thời trang và độc đáo hoàn toàn được làm thủ công.

Điều đó kích thích mình rất nhiều và mình đã quyết tâm thử thách bản thân bằng may một chiếc túi cho chính mình. Chính chiếc túi ấy là tiền đề để mình theo học bộ môn làm túi handmade này.” - Chị Yến vui vẻ chia sẻ.

Mặc dù vậy, với chị Yến, việc làm túi handmade dù khá độc đáo nhưng vẫn chưa đủ khiến chị thực sự bị thu hút. Với cá tính riêng mình cùng sự sáng tạo, chị đã dành đến 2 năm để tìm kiếm một “chất liệu” cho riêng mình.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 2.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 3.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 4.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 5.

Với chị Yến, hành trình tái sinh hình hài mới cho những chiếc quần jeans cũ là một việc làm vô cùng thú vị

Và chất liệu đặc biệt chị tìm thấy sau 2 năm không ngừng nghỉ đó lại chính là những chiếc quần jeans cũ - thứ mà hầu như bất cứ ai cũng có một chiếc trong tủ đồ của mình.

“Quần jean tuy đã dùng rồi nhưng rất bền và phù hợp để làm túi, mỗi chiếc quần lại tạo ra một phiên bản túi xách độc đáo, không đụng hàng. Ở nước ngoài túi tái chế rất phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam khi mình làm thị trường hầu như chưa có ai làm theo hướng chuyên nghiệp và thẩm mỹ. Vì vậy mình quyết định theo đuổi dòng túi tái chế. Ngoài việc thoả mãn tính sáng tạo của bản thân lại có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua việc giảm thiểu rác thải thời trang.” - Đây có lẽ chính là những lý do để chị Yến có thể kiên trì tới thời điểm hiện tại.

Chị Yến chia sẻ, từng chiếc túi đều được tạo nên nhờ vào việc chắp ghép những phần vải còn tốt của quần cũ. Và chính những chi tiết đặc trưng của jean như túi, đai, cạp hay thậm chí là mác đều sẽ được “biến hoá” thành điểm nhấn đặc biệt của túi xách.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 6.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 7.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 8.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 9.

Những mẫu túi xách của Mèo Tôm handmade luôn được thay đổi đa dạng

“Vì là quần cũ nên nhiều chiếc sẽ có vết ố, phai, nhưng khi thiết kế lại may túi thì chính những chỗ loang ấy lại là điểm nhấn rất thời trang. Khi nhìn vào sản phẩm mới hoàn thành, bạn sẽ thấy thích thú vì vẫn là chiếc quần ấy, vẫn là chi tiết đặc trưng ấy nhưng giờ đây nó lại ở trong một hình dáng hoàn toàn mới, vừa lạ mắt lại vừa thấy quen quen.

Đó cũng chính là điểm thu hút riêng của những món đồ jean tái chế mà bất kì món đồ mới nào cũng không có được.” - Chị Yến cho hay.

Và ước mơ “mỗi khi nhắc tới sản phẩm mọi người sẽ biết ngay đó là của mình” mà chị Yến vẫn luôn ấp ủ từ bước đầu tiên cũng đã đang dần trở thành hiện thực khi những sản phẩm túi xách làm từ quần jeans cũ của chị không chỉ được người tiêu dùng trong nước đón nhận mà còn bắt đầu mở rộng tới thị trường quốc tế chỉ sau 5 năm hoạt động.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 10.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mèo Tôm handmade đã có nhiều cơ sở bán lẻ trên toàn quốc. Ngoài ra, túi cũng được phân phối ra các nước phát triển như: Mỹ, Pháp, Đức, Áo, Úc.... thông qua các đối tác:

“Sản phẩm của Mèo Tôm đã được đưa ra thế giới với tên thương hiệu là Meje Atelier. Những chiếc túi tái chế được khách hàng quốc tế đón nhận khá tích cực. Và túi xách của mình có cơ hội trình diễn trên sàn catwalk trước sự chứng kiến của nhiều khách mời về thời trang.”

Mặc dù vậy, nhưng với chị Yến, thành tựu lớn nhất chị đạt được trên hành trình này chính là việc biến những chiếc túi xách làm bằng quần jeans tái chế từ xa lạ trở nên gần gũi hơn với mọi người: “Khi nhắc đến túi Jean tái chế là mọi người nhắc ngay đến Mèo Tôm Handmade. Đó là niềm tự hào của mình cũng như cả nhóm.”

Những nỗ lực không ngừng của cô chủ 9x

Để có được những mẫu túi xinh xắn phiên bản “có một không hai”, những phiên bán hàng online được nhiều khách hàng mong ngóng, những sản phẩm vượt ngoài biên giới Việt Nam… là những ngày tháng chị Yến cũng như các nhân viên tại Mèo Tôm Handmade không ngừng nỗ lực, làm mới chính mình.

“Khi bắt đầu công việc tức là bản thân mình sẽ phải đi tìm một thị trường nhất định, tìm tệp khách hàng chất lượng cà tự tạo dựng thương hiệu trong thị trường đó. Kinh doanh thời 4.0 nên mình phát triển kênh bán hàng mạnh trên facebook, tìm kiếm thị trường bằng cách quảng cáo sản phẩm trên các group handmade. Dần dần, sau nhiều năm cố gắng bản thân mình đã có một thị trường và thương hiệu nhất định.” - Chị Yến chân thành chia sẻ những bí quyết “nuôi lớn” thương hiệu Mèo Tôm handmade của mình.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 11.

Chị Yến luôn nỗ lực để làm mới sản phẩm từ jean mỗi ngày

Bên cạnh việc quảng bá, tìm thị thường, chị Yến cũng luôn coi trọng chất lượng sản phẩm. Không chỉ cần mẫu túi có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, bắt “trend” (xu hướng) thời trang mà còn cần đảm bảo tính bền vững, không chạy theo thời trang nhanh.

Theo chị Yến, thách thức lớn nhất của Mèo Tôm handmade chính là việc phải luôn mày mò, sáng tạo và học hỏi để làm mới các sản phẩm.

“Mỗi mẫu túi của Mèo Tôm đều được thiết kế tỉ mỉ, đa số các mẫu đều có phiên bản giới hạn, nhiều mẫu túi là duy nhất, điều đó đảm bảo tính độc đáo cho sản phẩm của Mèo Tôm và độc quyền cho từng khách hàng.” - Sự độc quyền trong thiết kế cũng là điều khiến những sản phẩm của chị Yến trở nên đặc biệt hơn với những người có đam mê sử dụng món đồ handmade.

Chia sẻ về con đường tương lai, chị Yến hào hứng cho biết Mèo Tôm handmade sẽ phát triển thêm một số sản phẩm mới ngoài túi xách để có thể tái chế được nhiều chất liệu jean hơn, ví dụ như: đồ decor, hoa trang trí sự kiện… Cùng với đó, chị Yến cũng có ý tưởng độc đáo muốn kết hợp jean với 1 số chất liệu dân tộc để phát triển đa dạng hơn về sản phẩm.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 12.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 13.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 14.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 15.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 16.
Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 17.

Không chỉ là túi xách, Mèo Tôm handmade còn cho ra mắt những sản phẩm khác

Đồng hành cùng quá trình bảo vệ môi trường, Mèo Tôm sẽ tổ chức nhiều hơn các buổi workshop hướng dẫn tái chế jean tại cửa hàng ở Hà Nội để mọi người có nhiều cách xử lý đồ cũ của bản thân, hạn chế sử dụng đồ dùng một lần để giảm thiểu rác thải ra môi trường.

“Những chiếc quần cũ, lỗi mốt có thể không đẹp để mặc nhưng chất liệu của chúng còn rất tốt. Chúng ta có thể tái chế và biến chúng thành một sản phẩm khác sử dụng hằng ngày thay vì vứt bỏ. Việc này vừa giúp tiết kiệm, hạn chế mua đồ mới mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường.

Vì vậy trước khi định vứt một món đồ cũ bạn hãy cân nhắc xem chúng có thể sử dụng để làm gì, hoặc tặng lại cho những người cần chúng hơn để tăng thêm vòng đời sử dụng chúng. Hãy yêu môi trường theo cách của riêng bạn nhé.”

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 18.

Yêu môi trường theo cách riêng của bạn - lời chia sẻ chân thành từ chị Yến cũng chính là điều mà mỗi chúng ta có thể hành động ngay lúc này, ngay từ những việc nhỏ nhất để giúp hành tinh thân yêu tốt đẹp hơn từng ngày.

Cô gái trẻ đi tìm “cuộc đời mới” cho những chiếc quần jeans cũ, giúp giảm thiểu rác thải thời trang- Ảnh 19.

 

Phạm Trang

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày