Có đình chỉ vụ án khi nghi phạm sát hại người phụ nữ ở Vĩnh Phúc đã tự vẫn?

Minh Ngọc, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 13:45 02/05/2025
Chia sẻ

Trong quá trình điều tra, Công an xác định Trần Văn Luyện là nghi phạm đã ra tay sát hại chị Đ.Th.Th.D. (33 tuổi) tại nhà riêng ở tổ dân phố Đông Cả, thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) hôm 28/4.

Trước đó, ngày 1/5, tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết chiều tối 30/4, người dân phát hiện thi thể 1 người đàn ông trôi trên sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Thịnh, đoạn giáp ranh giữa huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên thi thể có giấy tờ tùy thân mang tên Trần Văn Luyện (42 tuổi, trú tại thôn 8, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường).

Nhận được tin báo, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm, xác minh danh tính nạn nhân. 

Trong quá trình điều tra, Công an xác định Trần Văn Luyện là nghi phạm đã ra tay sát hại chị Đ.Th.Th.D. (33 tuổi) tại nhà riêng ở tổ dân phố Đông Cả, thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) hôm 28/4.

Có đình chỉ vụ án khi nghi phạm sát hại người phụ nữ ở Vĩnh Phúc đã tự vẫn?- Ảnh 1.

Nghi phạm được xác định đã tự vẫn

Đình chỉ vụ án trong trường hợp nào?

Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được thông tin người đàn ông nổi trên sông như tin đã đưa, cơ quan điều tra sẽ tiếp nhận và tiến hành các thủ tục; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác định danh tính của người đàn ông này có phải là nghi phạm đã sát hại nạn nhân trước đó hay không. 

“Trường hợp kết quả khám nghiệm tử thi, giám định ADN xác định đối tượng chính là hung thủ đã giết người nhưng đã tự sát thì cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án hình sự hoặc nếu đã khởi tố đang điều tra thì sẽ đình chỉ giải quyết vụ án trừ trường hợp vụ án có đồng phạm khác hoặc có người khác phạm tội.

Trong trường hợp cần thiết cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự để tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của các bên liên quan, đánh giá hậu quả đã gây ra làm căn cứ để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quá trình điều tra vụ án nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, không còn đồng phạm và cũng không còn người khác phạm tội khác thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ giải quyết vụ án”, luật sư Đặng Văn Cường nêu.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết thêm, thời gian qua xảy ra không ít các vụ án mạng liên quan đến mâu thuẫn tình cảm, các đối tượng gây án thường là các đối tượng côn đồ, hung hãn, có ý thức coi thường pháp luật, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, vì ích kỷ cá nhân mà sẵn sàng thực hiện hành vi sát hại người khác. diễn biến tâm lý của đối tượng gây án là sau khi sát hại nạn nhân thì bỏ trốn, lo sợ bị sự trừng phạt của pháp luật nên đã tự tử.

"Bởi vậy để giảm thiểu các vụ án mạng đau lòng như vậy thì cần phải tăng cường các giải pháp để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, ý thức tôn trọng tính mạng sức khỏe của người khác. Đặc biệt là cũng cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của những người trẻ để tránh bản thân rơi vào những tình huống nguy hiểm và không có cách xử lý phù hợp", luật sư Cương nêu quan điểm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày