Giải thưởng
Oscar - giải thưởng danh giá nhất của viện Hàn Lâm điện ảnh Hoa Kỳ - năm 2010 đã đánh dấu những cột mốc hết sức đặc biệt không chỉ cho nền điện ảnh Hoa Kỳ nói riêng mà còn cho cả lịch sử của nền điện ảnh thế giới nói chung. Cột mốc đó chính là việc ở giải năm nay, số lượng phim tranh giải đã tăng lên con số 10, so với 5 phim như mọi năm. Và cột mốc thứ 2, cũng đồng thời là cột mốc quan trọng nhất, đó là việc
Kathryn Bigelow đã trở thành đạo diễn nữ đầu tiên trên thế giới đươc vinh danh cùng với bộ phim cũng gặt hái được rất nhiều thành công của bà -
The Hurt Locker.
Kathryn Bigelow và hai nhà sản xuất của The Hurt Locker. Có lẽ sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc đạo diễn
Kathryn cũng như
The Hurt Locker đạt giải Oscar năm nay, nhưng dù sao đi chăng nữa thì tất cả đều phải công nhận rằng bộ phim
The Hurt Locker là một bộ phim độc lập mang đầy đủ cả tính nghệ thuật lẫn giải trí cao và đạo diễn
Kathryn Bigelow thực sự là một trong những đạo diễn tài năng đáng nhận được sự kính trọng.
Kathryn Bigelow. Không kính trọng sao được khi một bộ phim kinh phí thấp chỉ vẻn vẹn có 11 triệu đô đã vượt qua được gã “khổng lồ”
Avatar (với kinh phí gần 300 triệu đô) để bước lên bục vinh quang cao nhất với tất cả 6 giải thưởng, trong đó có hai giải quan trọng nhất là
Đạo diễn xuất sắc nhất và
Bộ phim xuất sắc nhất năm. Nếu như cách đây hơn 3 tháng, nhắc đến
The Hurt Locker, chắc hẳn sẽ rất ít người biết đến đây là bộ phim nào. Không quảng cáo rầm rộ, kinh phí đầu tư không cao, không có những ngôi sao nổi tiếng hay những kĩ xảo hoành tráng. Có thể nói tại thời điểm ấy,
The Hurt Locker gần như hoàn toàn… vô danh.
Ngược lại,
Avatar lại được rất nhiều người kì vọng sẽ là một siêu phẩm, một bộ phim của “mọi thời đại”, một tác phẩm làm thay đổi cả một nền điện ảnh… Nhưng sau đêm trao giải Oscar vừa qua, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi.
The Hurt Locker đã làm người ta phải có cái nhìn khác hẳn về nó, một cái nhìn thực sự kính nể dành cho người chiến thắng.
Vậy do đâu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của
The Hurt Locker?
Điều đầu tiên có thể kể đến đó là nội dung của bộ phim. Nó như là một bức tranh chân thật phản ánh một cách sinh động về cuộc sống của những người chiến sĩ trong biệt đội tháo dỡ bom mìn Delta, về những câu chuyện thường ngày phải đối mặt với những hiểm nguy cận kề. Chính lối kể chân thật đó đã làm cho người xem như đồng cảm và hòa mình vào bộ phim, như thể họ đang phải đối mặt trực tiếp với những hiểm nguy vậy.
Nguyên nhân thứ hai có lẽ chính là do tài năng kiệt xuất của nữ đạo diễn
Kathryn Bigelow. Bà đã thổi hồn vào bộ phim, mang cho nó một sức sống mãnh liệt. Bề ngoài bộ phim chỉ là một cuộc chiến tranh đẫm máu, một công việc tháo gỡ bom mìn đầy khô khan, nhưng dưới bàn tay của bà nó đã trở thành một công việc đầy ý nghĩa và đáng khâm phục của những người chiến sĩ ngoài mặt trận, đó là chưa kể đến những trường đoạn tình cảm được khéo léo lồng vào trong bộ phim gây xúc động người xem.
Bộ phim không đem tới sự giải quyết nào cho những người lính gỡ bom mìn ở Iraq. Họ vẫn phải hàng ngày đối mặt với biết bao hiểm nguy cùng những trái bom có thể khai nổ bất cứ lúc nào, cuộc chiến cứ diễn ra liên miên và những người lính ấy vẫn phải phụng sự cho đất nước. Hình ảnh
Jeremy bước đi trên một con đường dài ở cuối phim làm cho người xem rùng mình lo lắng cho số phận của chàng lính trẻ. Đạo diễn đã vô cùng tài tình khi làm người xem hoàn toàn bị cuốn vào phim, cảm nhận được từng rung động của nhân vật.
Có thể nói tất cả những gì tạo nên thành công cho một bộ phim đều có ở
The Hurt Locker. Tuy nhiên để đến được với thành công như ngày hôm nay,
The Hurt Locker cũng gặp phải rất nhiều chông gai. Đầu tiên là việc một trong bốn nhà sản xuất của
The Hurt Locker đã gửi e-mail kêu gọi các thành viên trong Viện Hàn Lâm bầu chọn cho bộ phim trong cuộc đua giành danh hiệu Phim hay nhất tại Oscar năm nay đã gây ra tai tiếng xấu cho nó. Thậm chí nhiều người còn dự đoán vì vụ việc này mà
The Hurt Locker sẽ bị loại khỏi danh sách ứng cử.
Đó là chưa kể đến việc nó còn bị nhiều chỉ trích từ các binh sĩ và cựu binh từng tham chiến tại Iraq cho rằng nhiều tình tiết trong bộ phim miêu tả không chính xác và cẩu thả, không đúng với thực tế. Hay là vụ việc gần đây nhất là vụ tranh chấp bản quyền câu chuyện của bộ phim với một chuyên gia chuyên gỡ bom mìn tại Iraq...
Một điều khó khăn nữa đối với
Bigelow là trong lịch sử Oscar từ trước tới nay chưa có đạo diễn nữ nào có được vinh dự cầm tượng vàng dù trước đó cũng có rất nhiều nữ đạo diễn xuất sắc có tên trong danh sách đề cử như
Lina Wertmuller (
Seven Beauties),
Jane Campion (
The Piano) hay là
Sofia Coppola (
Lost In Translation).
Tuy nhiên vượt qua tất cả những khó khăn đó, đạo diễn
Kathryn Biglelow cùng với
The Hurt Locker vẫn được vinh danh tại giải thưởng điện ảnh cao quý nhất trong năm nay. Điều đó một lần nữa như là khẳng định cho câu nói:
"Không có thành công nào là vinh quang nếu như không phải trải qua những khó khăn". Và vinh quang đó quả thực càng trở nên đáng quý hơn bao giờ hết nhất là đối với một đạo diễn nữ như
Kathryn. Có lẽ đối với bà đó cũng chỉ là một giải thưởng cao quý nào đó, nhưng đối với lịch sử điện ảnh thế giới, đây thực sự là một cột mốc đáng ghi nhớ, một điều kì diệu và đồng thời cũng là một lời khẳng định dành cho phái nữ. Và chúng ta hãy cùng hi vọng rằng những điều kì diệu sẽ tiếp tục được viết tiếp tại Oscar năm sau.