Ở phần cuối của The Fast and the Furious, nhân vật Dominic Toretto của Vin Diesel lái một chiếc xe Chevy Chevelle SS454 1970 màu đỏ. Khi trở lại trong bộ phim Fast & Furious (năm 2009), khán giả lại lần nữa nhìn thấy anh lái chiếc xe đỏ biểu tượng.
Khán giả đã dính chặt vào ghế ngồi của mình khi chứng kiến cảnh này trong bộ phim Fast & Furious 6. Tuy nhiên, nhiều người nhận ra cảnh quay này không phù hợp với thực tế. Không có đường băng nào đủ dài để quay đúng trình tự máy bay bị nổ như trong phim.
8. Một số diễn viên của Fast & Furious từng không biết lái xe
Trong phim, tất cả các quái xế đều rất điệu nghệ khi ngồi sau tay lái, nhưng chắc ít người biết hai nữ diễn viên Michelle Rodriguez và Jordana Brewster chưa có giấy phép lái xe trước khi quay bộ phim đầu tiên, trong loạt phim Fast & Furious.
9. Paul Walker thường tự mình đóng những cảnh nguy hiểm
Ngoài đời, Paul Walker cũng là một tay đua thật sự. Trước khi qua đời, anh là một người đam mê xe hơi nổi tiếng. Anh đã có một bộ sưu tập lớn với những chiếc xe rất hiếm, bao gồm chiếc Nissan Skyline GTR đã được sử dụng trong phim. Chiếc Skyline được chính Paul Walker thiết kế và sửa đổi cho phù hợp với phim. Paul Walker thường tự mình đóng những cảnh nguy hiểm trong tất cả các bộ phim Fast & Furious mà anh tham gia.
10. Phim Herbie: Fully Loaded và Fast & Furious có họ hàng?
Những người xem tinh mắt đã nhìn thấy một hình ảnh vô cùng quen thuộc ở đầu bộ phim gia đình Herbie: Fully Loaded do Lindsay Lohan đóng vai chính. Đó chính là cảnh bãi phế liệu với chiếc chiếc xe Dodge Charger 1970 quen thuộc. Đây cũng chính là chiếc xe Dom từng lái trong bộ phim Fast & Furious đầu tiên. Người hâm mộ đã suy đoán rằng có thể Fast & Furious và Herbie: Fully Loaded có họ hàng với nhau chăng?
11. Có hai phim 2 Fast 2 Furious khác nhau
Nói đến chi tiết này, chắc nhiều người sẽ cười và nói không thể tin được. Nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Hãng Universal không biết liệu Vin Diesel có đồng ý quay lại với bộ phim Fast & Furious thứ hai hay không. Do vậy họ dự phòng trường hợp này bằng cách viết hai kịch bản - một với Dominic Torretto là nhân vật chính và một hoàn toàn mà không có anh mà Roman Pearce là vai chính. May quá cuối cùng Vin không từ chối vai diễn này và các nhà sản xuất đã sử dụng kịch bản thích hợp. Từ đó, Dominic Torretto là vai khó ai thay thế được.
12. Không một diễn viên nào của Fast Five biết về kịch bản phim
Các chi tiết về kịch bản của Fast Five được bảo vệ với chế độ tuyệt mật. Thậm chí ngay cả nữ diễn viên chính Michelle Rodriguez cũng ngạc nhiên như mọi người khi phát hiện ra rằng Leticia "Letty" Ortiz đã được công bố sống đến cuối Fast Five. Cô nói: "Tôi đã không biết gì về số phận nhân vật của mình cho đến khi đi đến rạp và nhìn thấy chính mình trên phim".
13. Từng có một bộ phim The Fast and the Furious sản xuất năm 1954
Năm 1954 từng cò một bộ phim cũng mang tên The Fast and the Furious. Đây là một bộ phim có liên quan đến đua xe. Thậm chí chiếc Jaguar đã có vị trí quan trọng trong phim. Tuy cũng tập trung vào xe ô tô, nhưng phiên bản 1954 rất khác. Phim tập trung vào câu chuyện một nhân vật cố gắng để thoát khỏi Mexico sau khi trốn khỏi tù. Đến 2001, Universal đã mua lại quyền sở hữu tên gọi The Fast and the Furious, nhưng không phải là bản quyền câu chuyện. Bộ phim mới được lấy cảm hứng từ một bài báo năm 1998 về cuộc đua đường phố ở New York.
14. Nhân vật Han từng xuất hiện trong một phim khác không phải là Fast & Furious
Kể từ khi giới thiệu mình trong The Fast and the Furious: Tokyo Drift, tay đua Han Lue đã gia nhập vào đoàn đua tốc độ cao của Dom. Tuy nhiên, có thể nhiều người hâm mộ của Fast & Furious không biết rằng nhân vật này từng xuất hiện trong một phim khác không phải là series Fast & Furious. Han (cũng do Sung Kang đóng) đã có mặt trong bộ phim đầu tiên của đạo diễn Justin Lin mang tên Better Luck Tomorrow.
15. Trong các phim đầu của series chỉ có hai xế của thị trường Mỹ được sử dụng
Trong các bộ phim đầu tiên của series Fast & Furious có hơn 600 xe ô tô nhập từ nước ngoài (chủ yếu là Nhật Bản) và chỉ có hai chiếc xe Mỹ được các diễn viên chính lái. Nhưng trong bộ phim thứ tư, xe nhập và xe Mỹ bằng nhau. Người xem thích thú khi được thấy nhiều chiếc xe cơ bắp Mỹ, đặc biệt là những chiếc Dodge Challenger trong Fast Five.
16. Nhân vật Brian O' Conner từng được nhắm cho Eminem
Mark Wahlberg, Eminem và Christian Bale từng được nhà sản xuất nhắm đến cho vai Brian O’Conner trước khi Paul Walker từng được chọn cho vai này.
17. Nhà của ngôi sao Sylvester Stallone được dùng trong phim
Biệt thự mà tên trùm ma túy Carter Verone sống trong bộ phim 2 Fast 2 Furious chính là biệt thự thuộc sở hữu của ngôi sao cơ bắp Sylvester Stallone.
18. Fast & Furious 7 có chi phí cao nhất trong toàn bộ series
Fast & Furious 7 được biết là phim tốn kém nhất trong lịch sử của series này từ trước đến nay. Một số nguồn tin cho biết bộ phim có chi phí thực hiện trên 140 triệu USD (khoảng 2.996 tỷ đồng).
19. Fast & Furious 7 thiết lập lại thời gian các sự kiện của series
Fast & Furious 7 là bộ phim có nội dung diễn ra sau các sự kiện của The Fast and the Furious: Tokyo Drift. Như vậy thứ tự các phim theo đúng các sự kiện diễn ra phải là thế này: The Fast and the Furious; 2 Fast 2 Furious; Fast & Furious; Fast Five; Fast & Furious 6; The Fast and the Furious: Tokyo Drift và Fast & Furious 7.
20. Một người phụ nữ đã kiện nhà làm phim Drive vì cho rằng đã tốn tiền vô ích khi xem một bộ phim thua xa series Fast & Furious
Một người phụ nữ tên Sarah Deming đã đệ đơn kiện chống lại FilmDistrict, sau khi xem bộ phim
Drive (2011) của đạo diễn Nicolas Winding Refn. Cô cho rằng đã tốn tiền vô ích khi xem một bộ phim thua xa series Fast & Furious, rõ ràng
Ryan Gosling không phải là Vin Diesel. Trong đơn kiện cô tuyên bố rằng Drive đã được quảng bá trên thị trường rằng rất giống Fast & Furious, nhưng sau khi xem thì thật thất vọng và đáng để bị kiện. Trong đơn kiện cô đòi hoàn tiền vé và rạp chiếu phim đã đáp ứng ngay yêu cầu này. Điều này cũng dễ hiểu vì Drive vốn là một bộ phim tâm lý pha hành động chứ không hành động giải trí đơn thuần như Fast & Furious.