Thời gian gần đây, các ngôi sao lớn của điện ảnh Hàn Quốc dồn dập trở lại với phim truyền hình. Lý do gì khiến các diễn viên nỗ lực để được thử sức với phim điện ảnh lại quay về với phim truyền hình như vậy? Nhà báo
Kim Kyung Min của tờ MyDaily mới đây đã có bài “giải trình” về hiện tượng này.
Vào khoảng đầu những năm 2000, được đóng phim điện ảnh là mơ ước và mục tiêu của tất cả các diễn viên Hàn Quốc. Năm 2005, một đạo diễn nổi tiếng xứ kim chi cho biết: “
Phim điện ảnh và phim truyền hình có sự khác biệt rất rõ nét. Trước hết, phim truyền hình sử dụng các phương tiện lưu trữ có thể tái sử dụng. Còn phim điện ảnh sử dụng loại phim chỉ quay một lần. Do đó, mỗi cảnh trong phim điện ảnh đều là tiền cả.”
Quả đúng như vậy! Không chỉ các nhà sản xuất phim mà các diễn viên cũng đều biết rất rõ sự khác biệt này giữa phim điện ảnh và phim truyền hình. Đặc biệt, khi bộ phim điện ảnh
Silmi Island công chiếu vào năm 2003 thu hút hơn 10 triệu khán giả đến rạp thì vị trí của ngành phim điện ảnh Hàn Quốc càng được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết. Thời kỳ này, hầu hết các diễn viên đều đi chung một con đường là, khởi nghiệp bằng phim truyền hình và điểm đến cuối cùng là phim điện ảnh. Rất hiếm người bước chân vào màn ảnh rộng rồi lại quay sang với màn ảnh nhỏ.
Thế nhưng tình hình đã đổi khác bắt đầu từ cuối năm 2008. Rất nhiều các top-stars bắt đầu chuyển hướng từ phim điện ảnh sang phim truyền hình. Trong đó có thể kể đến ngôi sao của
Haeundae - Ha Ji Won với bộ phim
Secret Garden (đài SBS đang phát sóng),
Lee Na Young với
Fugitive (đài KBS đang phát sóng),
Lee Byung Hyun với
IRIS (KBS phát sóng năm 2009) hay
Jung Woo Sung với
Athena: Goddess of War (KBS sắp phát sóng).
Ngày nay, phim truyền hình không còn là "quá trình" để tiến đến phim điện ảnh nữa mà nó đã trở thành "điểm đến cuối cùng" đối với các diễn viên. Tuy nhiên, hiện tượng đảo nghịch này không có nghĩa là vị thế của phim truyền hình nhảy vọt mà nó bắt nguồn từ sự khủng hoảng chung của ngành điện ảnh Hàn Quốc.
Các nhà sản xuất phim điện ảnh cho biết: “
Chúng tôi cần phải làm phim nhưng sự đầu tư đã không còn như trước đây nữa”. So với giữa những năm 2000 - thời kỳ hoàng kim của phim điện ảnh tại Hàn Quốc, số lượng phim điện ảnh được công chiếu hiện nay không giảm sút, xong nó đã không còn độ “lớn mạnh” như trước nữa. Các bộ phim như
Haeundae hay
The Man From Nowhere đều kéo số lượng khán giả đến rạp khá ấn tượng tuy nhiên tình hình thực chất bên trong thì không thể so sánh với các bộ phim điện ảnh của quá khứ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 khởi đầu từ Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành điện ảnh Hàn Quốc.
Thời điểm đó tại Hàn Quốc, có khá nhiều bộ phim điện ảnh bị gián đoạn sản xuất hoặc phải dừng lại khi chỉ mới vừa qua giai đoạn lập kế hoạch. Từ sau đó trở đi, các bộ phim điện ảnh của Hàn được sản xuất chủ yếu bằng tiền của các quỹ hay các công ty đầu tư thu lợi nhuận. Do đó, “diện mạo” của điện ảnh Hàn Quốc cũng vì thế mà trở nên nhỏ bé đi.
Các bộ phim điện ảnh của Hàn thời gian gần đây được đầu tư với chi phí không lớn
Các bộ phim được công chiếu hiện nay có thể thu hồi vốn sau khi có 1,2 đến 1,5 triệu khán giả tới rạp. Do đó, chi phí sản xuất cho một bộ phim cũng chỉ trên dưới 3 tỉ won. Thậm chí, một bộ phim công chiếu gần đây, sau khi tính tất cả lợi nhuận từ tiền quảng cáo gián tiếp và tiền bán đĩa phim trước khi công chiếu đã hòa vốn chỉ với 1 triệu lượt khán giả tới rạp. Qua đó có thể thấy tổng chi phí đầu tư cho một bộ phim điện ảnh ở Hàn Quốc đã bị thu hẹp đến mức nào.
Chi phí đầu tư cho một bộ phim điện ảnh ở Hàn Quốc đã bị thu hẹp Việc “rút gọn” chi phí sản xuất như trên ảnh hưởng khá nhiều đến thực trạng điện ảnh Hàn Quốc. Trước hết, đối với các diễn viên, họ đương nhiên sẽ bị giảm cát-xê. Đồng thời, để giảm chi phí sản xuất, lịch trình quay phim cũng bị rút ngắn lại. Nếu như các bộ phim trước đây phải quay từ 50 lần trở lên thì các bộ phim ngày nay kết thúc chỉ sau khoảng trên dưới 30 lần. Nói cách khác, quay một bộ phim điện ảnh cũng chẳng khác là mấy khi quay một tập phim truyền hình.
Một bộ phim điện ảnh cũng chẳng khác là mấy khi quay một tập phim truyền hình Thêm vào đó, các diễn viên còn phải chịu áp lực lớn về bộ phim điện ảnh mà họ tham gia. Nếu là phim truyền hình, họ có thể không quá suy nghĩ đến sự thành bại. Họ xuất hiện liên tục qua các tập phim vào giờ phát sóng và có thể kỳ vọng vào lợi nhuận gia tăng từ quảng cáo mà bộ phim mang lại. Quản lý của một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng mới đây đã tiết lộ: “
Cát-xê của diễn viên không chỉ giảm nhiều mà cả tình hình chung cũng không còn được như trước đây nữa”.
Thời hoàng kim của điện ảnh Hàn đã qua Không chỉ vậy, nếu một bộ phim điện ảnh thất bại, ngắn thì 2 tuần, dài thì một tháng, nó sẽ phải rút lui khỏi rạp chiếu. Rồi thì diễn viên chính của bộ phim sẽ bị gắn những từ kiểu “không có duyên với màn ảnh rộng” hay “chuyên thất bại” như trường hợp của kiều nữ
Kim Tae Hee hay tài tử
Song Seung Hun. Đối với một diễn viên, thời lượng diễn xuất càng nhiều, hình ảnh của họ sẽ càng gần gũi với công chúng. Và do đó, phim truyền hình sẽ “dễ thở” hơn phim điện ảnh rất nhiều.
Như lời của một diễn viên đã nói: “
Thời kỳ vinh quang của điện ảnh Hàn Quốc đã qua và người diễn viên cần phải đối diện với sự thật này”, điện ảnh Hàn Quốc quả thực đã mất đi sức mạnh của nó so với thời kỳ hoàng kim. Ngoại trừ một số ngôi sao điện ảnh có vị trí vững chắc như
Jang Dong Gun, Song Kang Ho, Won Bin, Kang Dong Won vẫn tiếp tục duy trì đóng phim điện ảnh và phát huy sức mạnh của mình thì đa số các diễn viên nổi tiếng khác đều phải song song cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Với tình trạng điện ảnh Hàn Quốc như thực tại, lựa chọn con đường quay trở lại với phim truyền hình là điều tất yếu đối với các ngôi sao của xứ kim chi.