Có thể nói poster chính là “gương mặt” của một bộ phim. Tuy chỉ là một trang giấy xong bên trong nó lại hàm chứa hình ảnh, nội dung và cả những thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm. Giới điện ảnh Hàn Quốc có câu “một tờ poster tốt ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của cả bộ phim” quả cũng không sai.
Trong quá khứ, khi mà các phương tiện để quảng bá cho bộ phim còn thô sơ và không mấy phát triển thì poster chính là công cụ duy nhất để giới thiệu về bộ phim. Ngày nay cũng vậy, “công cụ” để thu hút khán giả mua vé cũng vẫn là những tấm poster. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời đại thì những tấm poster của điện ảnh Hàn Quốc cũng biến đổi rất nhiều.
Những năm 1970 – “Chữ giải thích nội dung là chủ đạo”
Poster của các bộ phim điện ảnh những năm 1970 có đến một nửa là chữ. Phần chữ này nói về diễn viên và những cảnh chủ đạo của bộ phim giống như tiêu đề của một bài báo. Cũng dễ hiểu khi phần chữ lại trở thành trung tâm cho tấm poster bởi vì thời đó, điện ảnh Hàn Quốc không có đầy đủ phương tiện cũng như địa điểm để tổ chức họp báo nhằm quảng bá cho bộ phim.
Các bộ phim thời này hầu hết đều có chung một “công thức chế poster” là, ghi tên tuổi nhân vật chính và giải thích những tình huống xảy ra với nhân vật đó. Đồng thời ghi chú thêm thông tin về diễn viên chính và ý nghĩa của sự tham gia của họ trong bộ phim.
Một thành viên của công ty thiết kế poster phim điện ảnh lý giải: “
Kỹ thuật thiết kế những năm đó không phát triển. Do vậy, thay vì cố gắng tạo ra những tấm poster hoa mỹ và bắt mắt, các nhà làm phim lại chủ yếu dùng chữ để giải thích về bộ phim một cách chân thực và hiệu quả nhất.”
Những năm 1980 – “Diễn viên chính ở trung tâm, diễn viên phụ làm nền” Đây là thời điểm điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện những tấm poster màu. Đồng thời, bắt đầu từ lúc này, các nhà làm phim sử dụng phương thức giới thiệu nội dung phim thông qua nhân vật chứ không còn phụ thuộc vào chữ nữa. Đặc biệt, để khắc họa được sơ đồ quan hệ của các tuyến nhân vật trong phim, các nhà chế tác poster dùng phương thức bài trí hình diễn viên chính ở trung tâm và các diễn viên phụ sẽ làm nền cho diễn viên chính.
Trưởng phòng của một công ty thiết kế poster cho biết,
“những năm 80, việc chụp ảnh riêng để làm poster vẫn chưa được áp dụng. Các nhà thiết kế lấy cảnh trong bộ phim rồi bài trí nhân vật chính ở trung tâm còn nhân vật phụ thì làm nền xung quanh.”Những năm 1990 – “Lấy hình ảnh gợi cảm xúc làm trung tâm” Từ những năm 90, poster với phần trọng tâm là hình ảnh bắt đầu xuất hiện. Cảnh phim mà nhân vật chính truyền tải được cảm xúc rõ nét nhất sẽ được sử dụng làm poster. Những tấm poster được thiết kế theo cách này vừa làm nổi bật được “bầu không khí” chung của bộ phim lại vừa gợi sự hiếu kỳ cũng như cảm xúc của khán giả.
Poster phim
Letter của nam diễn viên
Park Shin Yang và nữ diễn viên quá cố
Choi Jin Sil cũng được thiết kế theo công thức như vậy. Không khí ngọt ngào lãng mạn về tình yêu của bộ phim được thể hiện qua hình ảnh hai nhân vật chính tình cảm chở nhau bằng xe đạp trên con đường đầy hoa anh đào. Poster không khắc họa rõ nét khuôn mặt nhân vật chính nhưng nhấn mạnh được cảm xúc và hình ảnh tổng thể của bộ phim.
Những năm 2000 – “Làm nổi bật khuôn mặt nhân vật chính” Những năm 2000, poster phim điện ảnh đi theo trào lưu làm nổi bật khuôn mặt của nhân vật chính. Biểu hiện trên khuôn mặt của diễn viên sẽ được "zoom" cận cảnh nhằm làm tăng sự hiếu kỳ của khán giả về nội dung phim. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng chú trọng dùng những gương mặt Top-star để “hút” khách.
Bộ phim mới đây của hai mỹ nam
Kang Dong Won và
Go Soo cũng tập trung vào khuôn mặt của hai diễn viên chính. Nét mặt u tối, ánh mắt thần bí của
Kang Dong Won và ánh mắt dữ đội mãnh liệt của
Go Soo được tập trung khắc họa rõ nét. Khán giả xứ Hàn đã rất ấn tượng và không hết lời ca ngợi tấm poster ý nghĩa này.
Có thể kết luận một điều rằng, cho dù điện ảnh có phát triển đến đâu đi nữa thì poster vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình quảng bá và giới thiệu phim.