Trong thời hiện đại, việc đưa con người ra ngoài vũ trụ và thậm chí an táng ngoài không gian đã không còn là bất khả thi. Nhưng cho đến nay, kể từ khi Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng năm 1969, chỉ có đúng một người từng được vinh dự chôn cất trên hành tinh này, đó là Eugene Shoemaker.
Eugene Shoemaker là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20. Sinh năm 1928 tại Mỹ, ông đã dành cả đời mình để nghiên cứu về thiên văn, vũ trụ. Trong suốt sự nghiệp của mình, Eugene đã có rất nhiều thành tích và đóng góp ấn tượng. Cùng với người vợ Carolyn Shoemaker và đồng nghiệp, ông đã phát hiện ra sao chổi Shoemaker-Levy 9 nổi tiếng với sự kiện va chạm với sao Mộc. Đây cũng chính là người góp công lớn tạo dựng và hình thành ngành khoa học hành tinh. Shoemaker là người sáng lập Chương trình Nghiên cứu Địa chất thiên văn (Astrogeology Research Program) - dự án thuộc cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Eugene Shoemaker là một nhà thiên văn học vĩ đại của thế giới
Với kiến thức địa chất học uyên bác, Eugene Shoemaker có hàng loạt nghiên cứu tạo ra ảnh hưởng lớn đối với việc tìm hiểu về sự tuyệt chủng của khủng long. Nhưng dấu ấn mạnh mẽ nhất, được ghi nhớ nhất cuộc đời ông phải kế đến Sứ mệnh Apollo đưa con người lên Mặt trăng.
Shoemaker có niềm đam mê mãnh liệt với Mặt trăng - hành tinh vệ tinh của Trái đất ngay từ ngày còn trẻ. Ước mơ cháy bỏng của cuộc đời ông là được ngồi lên một chiếc phi thuyền để đặt chân lên mảnh đất đầy bí ẩn đó. Eugene Shoemaker đã dành hàng năm trời để sẵn sàng trở thành một trong những người đầu tiên lên Mặt trăng, cùng tạo nên lịch sử với Neil Armstrong huyền thoại.
Thế nhưng đáng tiếc rằng đến cuối cùng, Shoemaker đã không thể thành toàn nguyện ước này vì ông mắc căn bệnh Addison (suy tuyến thượng thận).
Shoemaker bên cạnh người vợ, cũng là người đồng nghiệp của mình
Không thể đạt được ước mơ của mình, Eugene Shoemaker vẫn nỗ lực hết sức để đưa người khác lên Mặt trăng. Ông tham gia vào quá trình đào tạo các phi hành gia của Sứ mệnh Apollo, trở thành người đứng sau quan trọng tạo nên kỳ tích gây tiếng vang lớn toàn cầu thế kỷ 20.
Khi vẫn còn đang cống hiến cho nền thiên văn, nhà khoa học vĩ đại đã bất ngờ qua đời ở tuổi 69 khi đang làm việc. Trên đường khám phá miệng núi lửa ở Úc vào năm 1997, ông gặp tai nạn xe hơi và qua đời.
Thế nhưng, cuộc phiêu lưu vào vũ trụ của Eugene Shoemaker chưa kết thúc ở đó. Vào năm 1988, một đồng nghiệp, học trò thân thiết của Shoemaker là Carolyn Porco đã quyết tâm đưa một phần tro cốt của ông lên Mặt trăng. Với các thành tựu khổng lồ của Shoemaker, không khó khăn để Porco có thể thuyết phục NASA đồng tình với mong muốn này. Eugene Shoemaker trở thành người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện tại được an nghỉ trên Mặt trăng.
Eugene Shoemaker vẫn có thể đến thăm Mặt trăng, dù theo một cách khác
Ngày 6/1/1998, NASA đưa tàu thăm dò Lunar Prospector lên cực nam Mặt trăng cùng 28 gram tro cốt của Shoemaker. Phần tro này được bảo vệ cẩn thận trong một lá đồng thau có khắc tên, ngày tháng, hình ảnh sao chổi Hale-Bopp, hố thiên thạch Arizona (nơi ông đào tạo các phi hành gia Apollo) và một đoạn thơ được trích từ tác phẩm Romeo và Juliet của William Shakespeare.
Sau 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, con tàu thăm dò được điều khiển đâm xuống gần cực nam, đồng nghĩa với việc một phần của Shoemaker cũng theo đó lưu lại trên hành tinh nhỏ này mãi mãi.
"Mỗi khi nhìn lên Mặt Trăng, tôi sẽ luôn biết Eugene đang ở đó", Carolyn Shoemaker, vợ của nhà thiên văn học chia sẻ.
Tại quê hương Trái đất, kể từ đó, bia đá tưởng niệm của ông cũng được viết thêm một dòng: "Sống một lần, chôn cất hai lần".
Nguồn: Insider