Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu?

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 10:00 31/05/2024

Hiện có nhiều nguồn để bạn trẻ tìm hiểu kiến thức về sức khỏe tình dục, sinh sản, song thực tế vẫn còn rào cản, tâm lý e ngại khiến gen Z có vẻ thừa thông tin, hiểu biết nhưng chưa bảo vệ bản thân hiệu quả.

Sai lầm khi "yêu" khiến gen Z nhận hậu quả khó lường

N. L khóc nức nở, cầu cứu bạn thân cùng đi… phá thai. Nhiều ngày nay, L. mất ngủ, hoảng loạn, có lúc muốn tự tử khi phát hiện mang thai.

Ngoài giờ đến giảng đường, N. L, 20 tuổi, làm thêm tại một quán Café tại TP.HCM. Cô phải lòng một khách hàng thường xuyên đến đây. Trong những lần "vượt rào", bạn trai cô thường xuất tinh ngoài để tránh thai.

Do kinh nguyệt không đều, mang thai hơn 3 tháng, L. mới phát hiện. Lúc đi khám, bác sĩ bảo "không thể phá thai", cô ngất xỉu. Người yêu nghe tin cô có bầu thì phủi sạch mọi quan hệ.

Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu? - Ảnh 1.

Phụ nữ trẻ đối diện nhiều nguy cơ về sức khỏe sinh sản khi chưa trang bị đủ kiến thức. Ảnh: Freepik

L. là một nhiều trường hợp mang thai và có con khi còn quá trẻ. Gần đây, một bé gái ở Hà Nội mang thai và sinh con khi mới 12 tuổi khiến cộng đồng rúng động.

Hai trường hợp trên một lần nữa cảnh báo nhiều người trẻ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD). Điều này dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ở nước ta ở mức đáng báo động.

Báo cáo năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, cho thấy giai đoạn 2019-2021, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca phá thai, trong đó 30% là phụ nữ 15-19 tuổi với 70% là học sinh - sinh viên1.

Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu? - Ảnh 2.

Bà Bích Hằng chia sẻ tại tọa đàm "Cùng GenZ cởi mở chuyện SKSS và SKTD" tháng 5.

Hơn 25 năm đồng hành cùng hoạt động giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Hằng - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức MSI Reproductive Choices tại Việt Nam, cho biết, nhờ sự phát triển của công nghệ, giới trẻ hiện nay hiểu biết nhiều hơn về SKSS/SKTD so với thế hệ 7X, 8X. Nhưng biết không có nghĩa là hiểu thấu đáo và không phải bạn trẻ nào cũng biết cách bảo vệ bản thân. Việc tìm hiểu thông tin nhưng thiếu kiểm chứng để lại hậu quả như trường hợp của L. Trong khi đó, kiến thức về SKSS/SKTD lại quá rộng và chuyện tế nhị này không phải ai cũng dám chia sẻ tận tường.

Tại tọa đàm "Cùng GenZ cởi mở chuyện SKSS và SKTD" do Weploy và MSIVN tổ chức gần đây, Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Tô Nhi A đánh giá bức tranh giáo dục SKSS/SSKTD "khá hỗn độn" với thực trạng "thiếu nhưng thừa, thừa mà thiếu". Điều này có nghĩa là hiện có rất nhiều nguồn thông tin để bạn trẻ tra cứu nên không ít bạn lầm tưởng "tìm kiếm ở đâu cũng được, cảm thấy bản thân đủ hiểu và đủ biết". Song thực tế lại còn rất "thiếu" - thiếu chính xác và cả thiếu niềm tin của người tiếp cận nên dẫn tới rào cản là gen Z né tránh, ngại hỏi, rồi làm không đúng… Và hậu quả là khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn phải đến bác sĩ giải quyết.

Địa chỉ tin cậy tìm hiểu SKSS/SKTD mọi lúc mọi nơi cho giới trẻ

Trước thực trạng này, sáng kiến "Nâng cao kiến thức SKSS/SKTD cho giới trẻ F&B" do Weploy và MSIVN phối hợp triển khai với sự tham vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm đồng hành, kỳ vọng sẽ giúp bạn trẻ hiểu đủ và đúng để bảo vệ bản thân.

Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu? - Ảnh 3.

Nền tảng website "Like it is - Nó là thế đó!" cung cấp kiến thức đúng về SKSS/SKTD.

Hơn 5 tháng triển khai, sáng kiến đã xây dựng và phát triển nền tảng giáo dục toàn diện về SKSS/SKTD qua website "Like it is - Nó là thế đó!" để truyền tải thông tin cần thiết cho bạn trẻ thời 4.0 mọi lúc, mọi nơi, với mục tiêu gần gũi, sinh động, dễ tiếp thu và hấp dẫn.

Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu? - Ảnh 4.

Ông Trang Công Phát nhấn mạnh ý nghĩa của sáng kiến với bạn trẻ làm việc trong lĩnh vực F&B.

Với nhiều hoạt động giáo dục giới tính, các khóa đào tạo, hoạt động nhóm thời gian qua, sáng kiến được nhiều bạn trẻ hưởng ứng, cởi mở chia sẻ quan điểm về tình dục, giới tính... Trong đó, hoạt động học tập online tiếp cận nhanh chóng đến hàng triệu thanh niên, lan tỏa giá trị nhân văn cho cộng đồng.

"Thông qua các hoạt động cung cấp kiến thức về SKSS/SKTD sáng tạo và gần gũi, tôi tin đây cũng là chìa khóa để giá trị nhân văn của sáng kiến ngày càng lan tỏa và nhân rộng", ông Trang Công Phát, Đồng sáng lập & CEO Weploy Việt Nam chia sẻ.

Chuyện “người lớn” ở người trẻ, đâu là “địa chỉ” an toàn để tìm hiểu? - Ảnh 5.

ThS. BS. Đỗ Việt Dũng - Chuyên gia đào tạo về SKSS/SKTD của MSIVN tương tác cùng bạn trẻ trong khóa đào tạo. Ảnh: Weploy

Bà Hằng cho biết thêm, MSIVN chọn đồng hành cùng Weploy vì nguồn cảm hứng, tầm nhìn và sức mạnh nền tảng công nghệ vững mạnh đến từ Úc.

Không những là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực F&B đem đến giá trị hữu hình cho thị trường, Weploy còn đề cao giá trị nhân văn và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng. "Weploy muốn mang đến làn gió mới cho lĩnh vực F&B tại Việt Nam và góp phần vào thay đổi tư duy, nhận thức của giới trẻ nhằm xây dựng thế hệ người lao động trẻ văn minh, sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, ông Phát nhấn mạnh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày