Đôi khi những hành vi mà chúng ta cho là tiêu cực ở trẻ nhỏ lại chính là những dấu hiệu của một tương lai rực rỡ với những khả năng đặc biệt. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng không thể nhận ra điều đó.
Cô Trịnh là một người mẹ 2 con ở Hồ Nam (Trung Quốc). Mới đây, trong một lần cô đang nói chuyện điện thoại với bạn bè của mình, con trai út của cô cứ sấn lại và bắt đầu "hóng" chuyện. Khi không hiểu chuyện gì xảy ra, con cứ liên tục hỏi "Mẹ ơi ai đấy mẹ", "Có chuyện gì đấy mẹ"... trong suốt thời gian dài, khiến cô vô cùng khó chịu. Đỉnh điểm, không thể chịu đựng được nữa, cô đã quát to: "Sao con lại hư thế, không thấy mẹ đang nói chuyện với các cô à".
Sau khi nghe thấy lời mắng nhiếc con của cô Trịnh, ở đầu dây bên kia, bạn thân của người mẹ này là một chuyên gia tâm lý đã nói: "Đừng vội mắng con, rất có thể đó là biểu hiện cho thấy con là đứa trẻ thông minh đấy".
Nghe xong câu này, cô Trịnh cảm thấy vô cùng bất ngờ. Thật ra, trường hợp của cô Trịnh chỉ là một trong những ví dụ điển hình về những hành động "báo hiệu sự thông minh" của con khiến cha mẹ khó chịu. Cha mẹ thông thái là những người không vội vàng phán xét, mà thay vào đó, họ là người đồng hành, phát hiện và nuôi dưỡng những đặc điểm tích cực từ những biểu hiện ban đầu có vẻ không mong đợi ấy.
Những dấu hiệu của trẻ thông minh
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng trong giai đoạn phát triển của trẻ, mọi hành vi của chúng đều có nguồn gốc từ việc khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Khi trẻ có những hành động bố mẹ cho là không phù hợp, thay vì đặt ra quá nhiều quy tắc hay hình phạt, chúng ta cần tìm cách hướng dẫn và điều chỉnh hành vi đó một cách nhẹ nhàng, không áp đặt suy nghĩ và kỳ vọng của người lớn lên trẻ.
Ví dụ, trẻ bướng bỉnh cũng có thể được coi là dấu hiệu của sự thông minh. Trẻ con bướng bỉnh có thể được nhìn nhận là một người lạc quan, vui vẻ và có khả năng thích ứng nhanh chóng cũng như duy trì được sự ổn định về mặt cảm xúc. Trong trường hợp này, cha mẹ không nên cố gắng kiểm soát chúng, mà hãy cùng con tìm ra hướng đi đúng đắn.
Nếu con bạn là người thích nói chuyện hay "hóng hớt" cũng có thể là dấu hiệu của một vốn từ phong phú, khả năng biểu đạt lưu loát, tính cách hướng ngoại, sự tự tin và khả năng lãnh đạo - những phẩm chất có thể giúp trẻ nổi bật trong xã hội. Cha mẹ nên áp dụng các phương pháp thích hợp để giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp của con mình.
Ngoài ra, đối với những đứa trẻ em thích đặt nhiều câu hỏi thể hiện sự tò mò, khát khao khám phá kiến thức, cũng như quan tâm đến thế giới xung quanh. Cha mẹ có thể hỗ trợ con cái mình bằng cách giúp chúng tìm ra câu trả lời và phát triển kỹ năng đặt câu hỏi.
Với những đứa trẻ nghịch ngợm , chúng ta cũng không nên quá khắt khe, bởi vì những đứa trẻ này thường rất thông minh, nhanh nhẹn và có khả năng học hỏi tốt. Cha mẹ có thể hướng năng lượng của trẻ vào những hoạt động phù hợp để nuôi dưỡng tài năng của chúng.
Mỗi hành vi của trẻ đều tiềm ẩn một sức mạnh đặc biệt, và nhiệm vụ của cha mẹ là nhận ra và hỗ trợ trẻ phát triển những sức mạnh này. Đừng quá vội vã khiển trách trẻ khi chứng kiến những hành động không mong muốn, hãy nhìn nhận và đánh giá chúng một cách toàn diện, thông qua đó, nuôi dưỡng và phát triển các kỹ năng sống quan trọng cho tương lai của trẻ.
Tổng hợp